Thực tế hiện nay, trong các cơ quan Nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp sẽ áp dụng chính sách tinh giản biên chế. Nguyên tắc thực hiện và trình tự thủ tục tinh giản biên chế được quy định rất cụ thể, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc thực hiện tinh giản biên chế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4
– Thực hiện tinh giản biên chế phải đảm bảo lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp.
Cụ thể được thực hiện trên cơ sở rà soát, sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức, quản lý chặt chẽ quân số, biên chế. Đồng thời, thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ công tác đánh giá, phân loại đội ngũ công nhân, viên chức quốc phòng, lao động trong hợp đồng tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị.
– Thực hiện tinh giản biên chế phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan và phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
– Bảo đảm chính xác, trung thực và phải rõ ràng đối với danh sách ghi nhận đối với các đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí chi trả cho từng đối tượng.
Tiến hành chi trả chế độ tinh giản biên chế đảm bảo đầy đủ, đúng đối tượng và kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
– Khi thực hiện chế độ tinh giản biên chế đảm bảo không được làm xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như tư tưởng của đội ngũ công nhân, viên chức quốc phòng và đối với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, cơ quan.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong các đơn vị, cơ quan mà mình được giao quản lý theo thẩm quyền.
2. Trình tự, thủ tục tinh giản biên chế:
Căn cứ quy định tại Điều 14
Thứ nhất, các trình tự thực hiện thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối kết hợp với các cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp bao gồm:
* Tuyên truyền, phổ biến chính sách, đồng thời quán triệt chính sách theo đúng quy định đến với các đối tượng là công chức, viên chức, cán bộ và người lao động thuộc quyền quản lý.
* Tiếp theo là thực hiện xây dựng đề án tinh giản biên chế, cụ thể như sau:
– Rà soát, loại bỏ những nhiệm vụ không còn phù hợp, những nhiệm vụ trùng lặp cần chuyển giao sang các đơn vị, cơ quan khác; những nhiệm vụ nào cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
– Tiến hành sắp xếp lại tổ chức, cải tiến quy chế làm việc, đồng thời thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nếu cần thiết sẽ loại bỏ tổ chức trung gian.
– Tiến hành sắp xếp công chức, viên chức, cán bộ, lao động hợp đồng với những nội dung cụ thể như sau:
+ Xác định rõ vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, cơ cấu ngạch công chức, khung năng lực cho từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
+ Thực hiện phân loại trên cơ sở đánh giá công chức, viên chức, cán bộ theo từng tiêu chuẩn.
+ Trên cơ sở đánh giá và phân loại thì tiến hành lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài.
+ Sau đó, xác định và lập danh sách số công chức, viên chức, cán bộ, lao động
* Tiến hành lập danh sách, sau đó dự toán số tiền trợ cấp cho các đối tượng tinh giản biên chế, thời gian giải quyết là theo định kỳ 2 lần/ năm (6 tháng/1 lần).
Thứ hai, trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương:
– Hướng dẫn các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức.
– Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc.
– Thực hiện phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và sử dụng chi ngân sách thường xuyên hằng năm nhằm thực hiện chi trả các chế độ.
– Tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương.
Thứ ba, trách nhiệm của Bộ Nội vụ:
Tiến hành kiểm tra các đối tượng tinh giản biên chế dựa trên các báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến.
Thứ tư, trách nhiệm của Bộ Tài chính:
Thực hiện việc kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến trên cơ sở ý kiến của Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ.
3. Các trường hợp tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
Các trường hợp tinh giản biên chế được quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Khoản 5 Điều 1
– Cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng các điều kiện:
+ Do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự mà dôi dư.
+ Do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác mà dôi dư.
+ Đối với vị trí việc làm mà chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời không có vị trí việc làm khác phù hợp để thay thế cũng như không thể bố trí thực hiện đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Vị trí việc làm hiện tại đang không phù hợp với chuyên ngành đào tạo, từ đó dẫn đến việc không hoàn thành được công tác, nhiệm vụ được giao. Đồng thời không thể bố trí được việc làm khác.
+ Trong hai năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó không thể bố trí được việc làm khác; hoặc trường hợp không thực hiện hoàn thành được nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế và khi đó cá nhân tự nguyện đồng ý thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan đồng ý.
+ Viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, không thể bố trí được việc làm; cá nhân đó không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế và tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan đồng ý.
+ Tại thời điểm hai năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo đúng quy định và phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
+ Do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền mà cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, đồng thời tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
– Trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn, viên chức hay người làm việc theo chế độ
– Trong đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ mà người làm việc theo chế độ
– Đối tượng là cán bộ, công chức được cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền trong phạm vi phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp.
– Đối tượng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu gồm Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên mà dôi dư xuất phát từ nguyên nhân thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối tượng trong nông, lâm trường quốc doanh gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng dôi dư do sắp xếp lại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: