Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Bảo hiểm xã hội

Nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế hưởng lương thế nào?

  • 13/02/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    13/02/2023
    Luật Bảo hiểm xã hội
    0

    Hiện nay, vấn đề nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế hưởng lương là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế hưởng lương thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Các trường hợp nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế: 
      • 2 2. Nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế hưởng lương thế nào?
      • 3 3. Cách tính mức hưởng lương nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế:

      1. Các trường hợp nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế: 

      Năm 2023, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP việc tinh giản biên chế là việc phân loại, đánh giá và thực hiện việc đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác, không đáp ứng yêu cầu công việc và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.

      Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP. Các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị tinh giản biên chế trong năm 2023 bao gồm:

      – Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

      Chưa đạt chuẩn trình độ với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, không có vị trí khác phù hợp để bố trí và không thể đào tạo lại hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

      – Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức nhân sự, bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính và tổ chức bộ máy, nhân sự;

      – Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp vị trí đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí được việc làm khác hoặc thuộc trường hợp được bố trí việc làm khác nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đồng ý;

      – Có 02 năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ tuy nhiên không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề thời điểm xét tinh giản biên chế hoặc không thể bố trí việc làm khác phù hợp nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được đồng ý;

      – Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế trong từng năm hoặc năm trước liền kề đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan trực tiếp quản lý đồng ý;

      – Cán bộ, viên chức,  công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan trực tiếp quản lý đồng ý;

      – Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc do sắp xếp lại để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

      Xem thêm: Cách tính lương hưu mới nhất cập nhật 2017

      – Công chức, cán bộ được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó;

      – Đã là viên chức, cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương. 

      2. Nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế hưởng lương thế nào?

      Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các đối tượng sau: 

      – Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

      – Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

      – Cán bộ, viên chức, công chức;

      – Công nhân quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, công nhân công an;

      – Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

      Xem thêm: Hướng dẫn tính lương hưu

      – Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

      – Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

      – Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

      – Người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương;

      Như vậy, theo quy định nêu trên cho thấy các cán bộ, công chức, viên chức được xác định thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng lương hưu của nhóm đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế như sau: 

      Lương hưu hằng tháng

      =

      Tỷ lệ hưởng

      x

      Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

      3. Cách tính mức hưởng lương nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế:

      Từ công thức nêu tại mục 1 nêu trên ta có:

      1) Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau: 

      – Đối với lao động nữ: 

      + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi mà lao động nữ nghỉ hưu thì theo quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội;

      Xem thêm: Có được xin nghỉ việc theo Nghị định 108/2014/NĐ – CP

      + Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

      – Đối với lao động nam: 

      + Năm 2021: người lao động nam nghỉ hưu từ thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội;

      + Từ năm 2022 trở đi: người lao động nam đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%. Sau đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

      Lưu ý: 

      – Đối với cán bộ, viên chức, công chức nghỉ hưu trước tuổi theo diện tinh giản biên chế theo quy định không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu bởi thuộc trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo diện tinh giản biên chế. 

      – Cách làm tròn thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ như sau: 

      + Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng – 06 tháng: Tính nửa năm; 

      Xem thêm: Cắt giảm biên chế là gì? Thực trạng và giải pháp tinh giản biên chế?

      + Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 07 tháng – 12 tháng: Tính 01 năm; 

      2) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định như sau: 

      Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH đối với các cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định nâng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương nhà nước quy định như sau:

      i) Trước năm 1995 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:

      Mức bình quân tiền lương

      =

      Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

      60 tháng

      + Từ năm 1995 – 2000 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:

      Mức bình quân tiền lương

      =

      Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

      72 tháng

      + Từ năm 2001 – 2006 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:

      Mức bình quân tiền lương

      =

      Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

      96 tháng

      + Từ năm 2007 – 2015 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:

      Mức bình quân tiền lương

      =

      Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm

      (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

      120 tháng

      + Từ năm 2016 – 2019 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:

      Xem thêm: Đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP

      Mức bình quân tiền lương

      =

      Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm

      (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

      180 tháng

      + Từ năm 2020 – 2024 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:

      Mức bình quân tiền lương

      =

      Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm

      (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

      240 tháng

      + Từ năm 2025 trở đi bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:

      Mức bình quân tiền lương

      =

      Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của toàn thời gian đóng

      Tổng số tháng đóng BHXH

      Trong đó:

      – Từ năm 2016 trở đi mà đóng bảo hiểm xã hội thì mức Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo từng thời kỳ.

      – Trước năm 2016 mà các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội thì mức Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.

      – Trước đó có thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định:

      Mức bình quân tiền lương

      =

      Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định

      +

      Tổng tiền lương tháng đóng BHXH  theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định

      Tổng số tháng đóng BHXH

      Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

      – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

      Xem thêm: Những trường hợp nào giáo viên nào sẽ bị tinh giản biên chế?

      – Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

      – Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế;

      – Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

        Xem thêm: Có được xin nghỉ theo diện tự nguyện tinh giản biên chế không?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Cách tính lương hưu đối với nghỉ hưu trước tuổi

        Tinh giản biên chế


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Cách tính lương cho cán bộ thuộc diện bị tinh giản biên chế

        Hiện nay, Luật Dương Gia nhận được nhiều câu hỏi, thắc mắc về cách tính lương cho cán bộ thuộc diện bị tinh giản biên chế. Vậy, năm 2023, cách tính lương cho cán bộ thuộc diện bị tinh giản biên chế như thế nào? 

        Chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định mới nhất 2023

        Tinh giản biên chế là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là bài phân tích về chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định mới nhất 2023.

        Những việc giáo viên cần làm để không bị tinh giản biên chế?

        Tinh giản biên chế hiện nay là mối lo với nhiều giáo viên trong các cấp bậc hệ thống giáo dục vì những lý do nhất định. Do vậy, những việc giáo viên cần làm để không bị tinh giản biên chế là gì?

        Nguyên tắc thực hiện và trình tự thủ tục tinh giản biên chế

        Thực tế hiện nay, trong các cơ quan Nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp sẽ áp dụng chính sách tinh giản biên chế. Nguyên tắc thực hiện và trình tự thủ tục tinh giản biên chế được quy định rất cụ thể, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

        Chế độ tinh giản biên chế mới nhất theo Nghị định 108, 113, 143?

        Các chế độ tinh giản biên chế? Các trường hợp được tinh giản biên chế? Các trường hợp nào chưa xem xét tinh giản biên chế?

        Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo cấp bậc quân hàm

        Quy định về nghỉ hưu và đối tượng được hưởng lương hưu. Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo cấp bậc quân hàm. Cách tính lương hưu của sĩ quan quân đội.

        Cắt giảm biên chế là gì? Thực trạng và giải pháp tinh giản biên chế?

        Cắt giảm biên chế là gì? Thực trạng và giải pháp tinh giản biên chế?

        Các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương mới nhất

        Các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương mới nhất. Điều kiện để hưởng nguyên lương không bị trừ khi về hưu sớm nhiều năm?

        Có được xin nghỉ theo diện tự nguyện tinh giản biên chế không?

        Có được xin nghỉ theo diện tự nguyện tinh giản biên chế không? Tự nguyên xin tinh giản biên chế được không? Chế độ dành cho người tự nguyện tinh giản biên chế?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ