NGHỊ QUYẾT
Hướng dẫn thi hành một số quy định về "chứng minh và chứng cứ"
của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự
________________________
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ vào Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS);
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ” nhằm đảm bảo thi hành đúng và thống nhất các quy định của BLTTDS trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án.
Điều 2. Cung cấp chứng cứ
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của BLTTDS thì về nguyên tắc chung, cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 79 của BLTTDS, khi có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc phản đối yêu cầu của người khác đối với mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thì đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu có nghĩa vụ phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
2. Việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp được hướng dẫn tại khoản 1 Điều nàycó thể được thực hiện trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự.
3. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án phải giải thích cho đương sự biết, nếu đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ, thì Toà án tiến hành giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung. Toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc dân sự và nếu vụ việc dân sự được xét xử, giải quyết tại phiên toà, phiên họp, thì Toà án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, phiên họp, kết quả của việc hỏi tại phiên toà, phiên họp, xem xét đầy đủ ý kiến của người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên để quyết định. Đương sự phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ.
4. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu thấy chứng cứ mà đương sự giao nộp chưa đủ cơ sở để giải quyết, thì Toà án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của BLTTDS. Khi yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, Toà án cần phải nêu cụ thể chứng cứ cần giao nộp bổ sung.
Ví dụ 1: Trong vụ án ly hôn, Toà án phải giải quyết yêu cầu nuôi con chưa thành niên. Nếu đương sự chưa nộp cho Toà án giấy khai sinh (hoặc bản sao giấy khai sinh) của con chưa thành niên, thì Thẩm phán yêu cầu đương sự nộp bổ sung giấy khai sinh (hoặc bản sao giấy khai sinh) để làm căn cứ cho việc giao con cho người mẹ hay người cha trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và quyết định mức cấp dưỡng nuôi con.
Ví dụ 2: Trong vụ án tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hàng hoá mà theo đơn khởi kiện thì ngoài hợp đồng còn có
5. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án cần giải thích cho đương sự biết quy định tại Điều 7 của BLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý, thì căn cứ vào quy định tại Điều này, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh với Toà án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568