Xuất cảnh trái phép là hành vi từ ngoài biên giới Việt Nam vào Việt Nam và ngược lại trái với những quy định về nhập cảnh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy nếu như một người đang hưởng lương hưu mà có hành vi xuất cảnh trái phép thì có được hưởng lương hưu không?
Mục lục bài viết
1. Xuất cảnh trái phép có được hưởng lương hưu không?
Điều 64
– Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đang xuất cảnh trái phép;
+ Đã bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
+ Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng với quy định của pháp luật.
– Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi mà người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc sẽ tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh về tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
– Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này sẽ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trong trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Theo quy định trên thì một trong các trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng đó chính là người đang hưởng lương hưu xuất cảnh trái phép.
Như vậy, qua các quy định trên thì có thể khẳng định được rằng người đang xuất cảnh trái phép không được hưởng lương hưu. Người xuất cảnh trái phép sẽ chỉ được hưởng lương hưu khi người xuất cảnh trái phép trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Có được nhận tiền lương hưu trong thời gian xuất cảnh trái phép khi đã về Việt Nam định cư hợp pháp:
Như đã phân tích ở mục trên, người đang xuất cảnh trái phép không được hưởng lương hưu. Người xuất cảnh trái phép sẽ chỉ được hưởng lương hưu khi người xuất cảnh trái phép trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Điều 23 Thông tư
– Người bị dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó đã được Tòa án hủy quyết định tuyên bố là mất tích thì sẽ được tiếp tục hưởng và được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của những tháng mà chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
– Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng có thời gian gián đoạn mà chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của các tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
– Người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mà chết ở trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì ngoài chế độ tử tuất thân nhân sẽ còn được nhận tiền lương hưu, trợ cấp của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
– Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng do đã bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân sẽ không được nhận tiền lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trong thời gian tạm dừng hưởng.
Theo quy định trên, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng có thời gian gián đoạn mà chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của các tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
Như vậy, nếu như người xuất cảnh trái phép đã về Việt Nam định cư hợp pháp thì ngoài việc người này được tiếp tục nhận lương hưu thì vẫn sẽ được nhận tiền lương hưu của những tháng chưa nhận do xuất cảnh trái phép.
3. Cách nhận lương hưu khi xuất cảnh ra nước ngoài định cư:
Khoản 1 Điều 65
Ví dụ 01: Bà Mai là người đang hưởng lương hưu, tháng 01/2017 bà Mai ra nước ngoài để định cư. Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà Mai là 24 năm (trong đó bà có 2 năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi); tính đến thời điểm trước khi bà ra nước ngoài định cư bà Mai đã hưởng lương hưu được 01 năm, mức lương hưu hiện hưởng của bà là 4 triệu đồng/tháng. Bà Mai đề nghị hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần đối với bà Mai được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần = [(22 x 1,5 + 2 x 2) – 12 x 0,5] x 4.000.000 đồng = 124.000.000 đồng.
Ví dụ 02: Bà Quỳnh có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm, bà đã hưởng lương hưu là 10 năm, mức lương hưu hiện hưởng là 3,5 triệu đồng/tháng. Vào tháng 01/2018, bà Quỳnh ra nước ngoài để định cư và có đề nghị hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần đối với bà Quỳnh được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần = [(25 x 1,5) – (120 x 0,5)] x 3.500.000 đồng = – 22,5 x 3.500.000 đồng. Theo như cách tính trợ cấp một lần bà Quỳnh đã hưởng quá số tiền tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Do vậy, bà Quỳnh sẽ chỉ được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng (10,5 triệu đồng).
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần khi xuất cảnh ra nước ngoài định cư bao gồm có:
– Bản chính của Đơn đề nghị.
– Bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt mà đã được chứng thực của một trong các giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu mà do nước ngoài cấp.
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp; giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục để nhập quốc tịch nước ngoài.
+ Giấy tờ xác nhận hoặc là thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội.
– Thông tư
THAM KHẢO THÊM: