Giải quyết di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế như thế nào? Một số quy định về giải quyết di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế theo tư pháp quốc tế?
Di sản là tài sản của người mất để lại khi họ qua đời. Việc phân chia di sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ: di chúc của người để lại di sản, chia di sản theo pháp luật hoặc một số người thuộc đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc… Vậy sẽ giải quyết như thế nào nếu như tất cả số di sản đó không có người thừa kế?
Mục lục bài viết
1. Di sản là gì?
Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản riêng của người chết trong khối tài sản chung với những người khác .
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2. Phân chia di sản trong pháp luật Việt Nam
- Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
- Phân chia di sản theo di chúc
– Để phân chia di sản thừa kế theo di chúc, trước tiên di chúc được lập phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về hình thức. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc miệng:
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
– Nội dung của di chúc:
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Khi di chúc hợp pháp và có nội dung đáp ứng các yêu cầu trên thì việc phân chia tài sản là di sản thừa kế sẽ theo ý chí của người để lại di sản, họ muốn định đoạt cho một hoặc một số người thì những người còn sống phải tuân theo ý chí đó.
– Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
- Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
– Thừa kế theo pháp luật áp dụng như sau:
+ Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Vậy, theo quy định của
Cụ thể về hàng thừa kế như sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
3. Giải quyết di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế:
Theo Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
‘‘Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.”
Như vậy, theo quy định pháp luật Việt Nam thì việc tài sản của người mất để lại, sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ về tài sản mà không có ai nhận thừa kế, thì bất kể đó là động sản hay bất động sản, đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
Di sản không có người thừa kế trong tư pháp quốc tế:
Di sản không có người thừa kế là không có người hưởng số di sản mà người đó để lại.
Ở một số nước như Nga, Hunggari, Tây Ban Nha, Italia… nhà nước hưởng một số di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế. Ở một số nước khác như Anh, Mỹ, Pháp nhà nước hưởng số di sản như là tài sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ đó.
Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó, di sản không có người thừa kế là động sản thì thuộc về nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Không có người thừa kế có thể rơi vào một trong ba trường hợp sau:
– Người được hưởng truất quyền thừa kế;
– Không có người hưởng;
– Từ chối hưởng.
Tại Điều 680 và 681 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài như sau:
‘‘Điều 680. Thừa kế
1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Điều 681. Di chúc
1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.
2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.‘‘
Đối với người không quốc tịch áp dụng nơi mà người đó cư trú, nếu cư trú trên lãnh thổ nước ta thì áp dụng pháp luật Việt Nam;
Đối với người hai quốc tịch: áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu;
Vấn đề di sản không có người thừa có còn được giải quyết thông qua các HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP. Trong 7 Hiệp định đều ghi nhận: Nếu theo pháp luật về thừa kế của nước ký kết mà không còn người nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho nước kí kết mà người để lại di sản là công dân khi chết, còn các bất động sản thì thuộc về nước nơi có bất động sản.