Cách giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng trong tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới hầu như không có sự khác nhau.
Giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng trong tư pháp quốc tế:
Cách giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng trong tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới hầu như không có sự khác nhau.
Theo quy định của pháp luật các nước, để xác định tính chính xác về một nội dung của hợp đồng, đa số các nước áp dụng nguyên tắc thỏa thuận . Vì về mặt bản chất, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của họ trong một giao dịch dân sự. Theo nguyên tắc này, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng. Trên thực tế các bên thường thỏa thuận áp dụng các hệ thống pháp luật có liên quan tới hợp đồng .
Ngoài ra, để xác định tính hợp pháp về nội dung của hợp đồng có yếu tố nước ngoài, bên cạnh việc áp dụng nguyên tắc thỏa thuận , người ta còn áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng. Theo đó những điều các bên thỏa thuận không được trái với luật nơi kí kết hợp đồng.
Như vậy, một hợp đồng có yếu tố nước ngoài được coi là hợp pháp về mặt nội dung khi nó chứa đựng các điều khoản phù hợp với luật dó các bên thỏa thuận áp dụng , đồng thời không trái với quy định pháp luật nơi kí kết hợp đồng .
Theo pháp luật Việt Nam, điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định :
“1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.
Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hơp đồng dân sự có yêu tố nước ngoài được thể hiện:
– Tuân theo thỏa thuận của các bên về luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng.
– Nếu các bên không có thỏa thuận thì quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.-
– Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!