Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Dân sự » Con dâu và cháu nội có được hưởng thừa kế của ông bà không?

Luật Dân sự

Con dâu và cháu nội có được hưởng thừa kế của ông bà không?

  • 30/11/202230/11/2022
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    30/11/2022
    Luật Dân sự
    0

    Con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế của ông bà theo di chúc không? Con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế theo pháp luật không? Trường hợp nào con dâu, cháu nội không hưởng thừa kế của ông bà?

    Trong quan hệ gia đình, con dâu và cháu nội là những thành viên có thể rất gần gũi với bố mẹ chồng, ông bà. Tuy nhiên không phải trường hợp nào con dâu, cháu nội cũng được hưởng di sản thừa kế từ ông bà. Sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình là nghĩa vụ và tình cảm thiêng liêng. Thực tế nhiều con dâu đối xử với bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ nhưng cũng không ít những người con dâu bỏ mặc hay thâm chí ngược đãi bố mẹ chồng khiến xã hội bức xúc. Vậy con dâu và cháu nội có được hưởng thừa kế của ông bà không?

    Căn cứ pháp lý:

    – Bộ luật dân sự năm 2015

    Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế của ông bà theo di chúc:
    • 2 2. Con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế theo pháp luật:
      • 2.1 2.1. Trường hợp con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế từ chồng, cha:
      • 2.2 2.2. Trường hợp cháu nội được hưởng thừa kế từ ông bà nội:
    • 3 3. Trường hợp con dâu, cháu nội không hưởng thừa kế của ông bà:
      • 3.1 3.1. Con dâu, cháu nội được hưởng thừa kế nhưng từ chối nhận di sản:
      • 3.2 3.2. Con dâu, cháu nội bị tước quyền hưởng di sản của ông bà:

    1. Con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế của ông bà theo di chúc:

    Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc lập di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của cá nhân mong muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người để lại di chúc có quyền để lại di sản thừa kế cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào mà không bị pháp luật hạn chế. Do đó có thể hiểu rằng, nếu trong quá trình chung sống, mối quan hệ giữa con dâu và bố mẹ chồng hòa thuận, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau mà bố mẹ chồng có lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho con dâu và cháu nội thì con dâu và cháu nội được hưởng phần thừa kế đó khi ông mà mất. Di chúc ông bà lập phải hợp pháp về mặt nội dung và hình thức, hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự thì mới có hiệu lực. Di chúc có thể lập bằng miệng hoặc bằng văn bản:

    – Di chúc lập bằng miệng:

    Di chúc miệng của ông bà để lại cho con dâu và cháu nội được coi là hợp pháp nếu ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc.

    – Di chúc lập bằng văn bản:

    Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện: Khi lập di chúc người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và hình thức của di chúc không trái quy định của luật.

    Nếu ông bà không tự mình viết di chúc thì có thể đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy hộ nhưng phải có ít nhất 02 người làm chứng, sau đó bản di chúc được viết phải được tự ông bà ký tên hoặc điểm chỉ và được những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ vào bản di chúc. Nếu người lập di chúc không đọc được, không nghe được hoặc không ký được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Để đảm bảo giá trị hiệu lực của di chúc thì quá trình lập di chúc nên được người có thẩm quyền ở Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực haowjc công chứng viên ở các tổ chức Công chứng xác thực chữ ký và nội dung di chúc.

    Như vậy, nếu ông bà nội lập di chúc để lại quyền thừa kế di sản cho con dâu và cháu nội thì con dâu có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án xác định di sản thuộc quyền sở hữu của mình theo di chúc do cha, mẹ chồng để lại cho mình và con.

    2. Con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế theo pháp luật:

    2.1. Trường hợp con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế từ chồng, cha:

    Căn cứ quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi:

    + Người mất không để lại di chúc;

    + Di chúc được lập không hợp pháp;

    + Tại thời điểm người lập di chúc mất mà những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm đó; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

    + Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc người đó đã  từ chối nhận di sản.

    Đồng thời tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật sẽ dựa trên hàng thừa kế, những người cùng hàng thì được hưởng phần ngang bằng nhau, hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Cụ thể hàng thừa kế như sau:

    + Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    + Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    + Hàng thừa kế thứ ba gồm có: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Theo quy định trên, khi bố mẹ chồng mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật, đầu tiên dựa vào hàng thừa kế thứ nhất. Khi này người chồng là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sẽ được hưởng thừa kế từ di sản của bố mẹ chồng. Trường hợp nếu người chồng chết sau  bố mẹ chồng mà không có di chúc thì người con dâu tức là vợ của người chồng đã mất đó và cháu nội tức là con trai ruột của người đó sẽ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng đó. Trường hợp này, con dâu và cháu nội sẽ được hưởng thừa kế phần di sản do người chồng được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng.

    2.2. Trường hợp cháu nội được hưởng thừa kế từ ông bà nội:

    Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã được thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp khi người chồng đã mất thì không được xem là người thừa kế, con dâu không được hưởng thừa kế theo di sản của cha mẹ chồng khi chia thừa kế theo pháp luật. Còn cháu trai thì được hưởng thừa kế của ông bà theo quy định về thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật dân sự, cụ thể: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu là người có quyền được hưởng phần di sản mà cha của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được quyền  hưởng nếu còn sống.

    Phần di sản thừa kế của cháu trai được coi là tài sản riêng của cháu, nếu cháu chưa thành niên thì mẹ có quyền quản lý tài sản đó cho con.

    3. Trường hợp con dâu, cháu nội không hưởng thừa kế của ông bà:

    3.1. Con dâu, cháu nội được hưởng thừa kế nhưng từ chối nhận di sản:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, việc từ chối này phải được lập thành  văn bản và gửi đến cho người đang quản lý di sản đó hoặc đưa cho những người thừa kế khác để biết. Từ chối nhận di sản phải thể hiện trước thời điểm phân chia di sản nhưng trừ trường hợp việc từ chối để  trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

    3.2. Con dâu, cháu nội bị tước quyền hưởng di sản của ông bà:

    Con dâu, cháu trai đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ tới bố mẹ chồng (ông bà nội), xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó:

    + Con dâu, cháu nội đó mà ngược đãi, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    + Người con dâu, cháu nội đó bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác mục đích để hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    + Con dâu, cháu nội đã có những hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    Tuy nhiên nếu ông bà (bố mẹ chồng) biết được hành vi vi phạm nghĩa vụ của cháu nội và con dâu trong những trường hợp trên nhưng vẫn cho họ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc thì con dâu, cháu nội trong trường hợp này vẫn được hưởng di sản.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Cháu hưởng thừa kế của ông bà

    Chia thừa kế

    Con dâu thừa kế tài sản bố mẹ chồng


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Nhà đất chỉ có bằng khoán (giấy trắng) có thừa kế được không?

    Nhà đất chỉ có bằng khoán (giấy trắng) có thừa kế được không là câu hỏi được rất nhiều người dân quan tâm. Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.

    Tiền tử tuất, tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?

    Thông thường, nhiều người thường nghĩ đất đai, tiền tiết kiệm của người đã mất mới là những tài sản thuộc di sản thừa kế. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người thắc mắc đó là những khoản tiền tử tuất, tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?

    Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ có được không? Thủ tục thế nào?

    Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ có được không? Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mất sang cho mẹ? Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật?

    Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những gì? Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Thỏa thuận xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng.

    Bao lâu sau khi người thân qua đời mới được chia thừa kế?

    Bao lâu sau khi người thân qua đời mới được chia thừa kế? Người để lại di sản chết, sau bao lâu thì được chia thừa kế? Quy định của pháp luật về thừa kế?

    Quy định pháp luật về chia thừa kế đất đai của ông bà, bố mẹ

    Khái quát chung về thừa kế? Hưởng thừa kế theo di chúc? Hưởng thừa kế theo pháp luật? Từ chối nhận thừa kế? Thời hạn thực hiện sang tên Sổ đỏ khi nhận thừa kế?

    Luật chia thừa kế thế nào khi có một người không đồng ý?

    Chia thừa kế theo di chúc khi có một người không đồng ý? Chia thừa kế theo pháp luật khi một người không đồng ý?  

    Quy định về thời hiệu thừa kế? Cách tính thời hiệu thừa kế?

    Các loại thời hiệu thừa kế? Cách tính thời hiệu thừa kế? Thời điểm mở thừa kế? Thời gian không tính vào thời hiệu chia thừa kế?

    Các trường hợp nào cháu được hưởng di sản thừa kế của ông bà?

    Các trường hợp nào cháu được hưởng di sản thừa kế của ông bà? Bố mẹ mất, cháu có được hưởng thừa kế của ông bà không? Ông bà để lại di chúc cho cháu được không?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ