Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Văn bản luật » Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất áp dụng năm 2022

Văn bản luật

Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất áp dụng năm 2022

  • 15/04/202215/04/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    15/04/2022
    Văn bản luật
    0

    Bài viết giới thiệu toàn văn và link tải các Bộ luật dân sự theo các thời kỳ. Quan trọng nhất là giới thiệu toàn văn và link tải về Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 - Bộ luật dân sự 2022 hiện đang áp dụng.

    Tham khảo các Bộ luật dân sự cũ hơn (Đã hết hiệu lực thi hành) theo các link dẫn dưới đây:

    • Bộ luật dân sự 1995
    • Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 năm 2005

    Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

    bo-luat-dan-su-2015

    Luật sư dân sự tư vấn pháp luật dân sự uy tín toàn quốc qua điện thoại:  1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Tóm tắt Bộ luật dân sự 2022 mới nhất đang được áp dụng:
    • 2 2. Tải về toàn văn Bộ luật dân sự 1995
    • 3 3. Tải về Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 năm 2005
    • 4 4. Các điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2022

    1. Tóm tắt Bộ luật dân sự 2022 mới nhất đang được áp dụng:

    BỘ LUẬT

    DÂN SỰ

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự.

    PHẦN THỨ NHẤT

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Xem thêm: Tài sản là gì? Các loại tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2015?

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

    Điều 2. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự

    1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

    2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

    Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự uy tín

    1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

    2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

    3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

    4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

    5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

    Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự

    1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

    2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

    Xem thêm: Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo BLDS năm 2015

    3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.

    4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.Điều 5. Áp dụng tập quán

    1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

    2. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này

    Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật

    1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

    2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

    Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự

    Xem thêm: Quyền sở hữu là gì? Quy định của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu?

    1. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

    2. Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

    Chương II

    XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ

    Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

    Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

    1. Hợp đồng;

    2. Hành vi pháp lý đơn phương;

    Xem thêm: Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Đặc điểm, thành phần quan hệ pháp luật dân sự?

    3. Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật;

    4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

    5. Chiếm hữu tài sản;

    6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

    7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

    8. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

    9. Căn cứ khác do pháp luật quy định

    Điều 9. Thực hiện quyền dân sự

    Xem thêm: Luật dân sự là gì? Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự Việt Nam

    1. Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với quy định tại Điều 3 và Điều 10 của Bộ luật này.

    2. Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    Điều 10. Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự

    1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.

    2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

    Điều 11. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự

    Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

    Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;

    Xem thêm: Vi phạm pháp luật dân sự là gì? Lấy ví dụ về vi phạm dân sự?

    Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

    Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

    Buộc thực hiện nghĩa vụ;

    Buộc bồi thường thiệt hại;

    Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

    Yêu cầu khác theo quy định của luật.

    Điều 12. Tự bảo vệ quyền dân sự

    Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

    Xem thêm: Chia di sản thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự 2015

    Điều 13. Bồi thường thiệt hại

    Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Điều 14. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

    Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.

    Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.

    Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.

    Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.

    Điều 15. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền

    Xem thêm: So sánh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân

    Khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

    Trường hợp quyết định cá biệt bị hủy thì quyền dân sự bị xâm phạm được khôi phục và có thể được bảo vệ bằng các phương thức quy định tại Điều 11 của Bộ luật này.

    2. Tải về toàn văn Bộ luật dân sự 1995

    Click để tải về: Bộ luật dân sự 1995

    PHẦN THỨ NHẤT

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    CHƯƠNG I

    NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

    Điều 1.Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự

    Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì? Trách nhiệm dân sự theo Bộ luật dân sự?

    Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.

    Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự.

    Điều 2. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

    Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

    Điều 3. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

    Quyền, nghĩa vụ dân sự phải được xác lập, thực hiện theo các căn cứ, trình tự, thủ tục do Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác quy định; nếu pháp luật không quy định, thì các bên có thể cam kết, thoả thuận về việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự, nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ bản quy định trong Bộ luật này.

    Điều 4. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp

    Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

    Xem thêm: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật theo Bộ luật dân sự 2015

    Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.

    Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự được khuyến khích.

    Điều 5. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền nhân thân

    Quyền nhân thân trong quan hệ dân sự do pháp luật quy định được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    Điều 6. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản

    Quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản của các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    Việc khai thác tài sản hợp pháp để hưởng lợi được khuyến khích.

    Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

    Xem thêm: Bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

    Điều 7. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

    Quyền tự do cam kết, thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm.

    Trong giao lưu dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

    Mọi cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên.

    Điều 8. Nguyên tắc bình đẳng

    Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.

    Điều 9. Nguyên tắc thiện chí, trung thực

    Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực, không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào; nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thì phải có chứng cứ.

    Xem thêm: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo Bộ luật dân sự 2015

    Điều 10. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

    Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; nếu không tự nguyện thực hiện, thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Điều 11. Nguyên tắc hoà giải

    Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

    Không ai được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.

    Điều 12. Bảo vệ quyền dân sự

    1- Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    2- Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm, thì chủ thể đó có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác:

    Xem thêm: Quy định mới về lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2015

    a) Công nhận quyền dân sự của mình;

    b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;

    c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

    d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

    đ) Buộc bồi thường thiệt hại;

    e) Phạt vi phạm.

    Điều 13. Căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự

    Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ:

    Xem thêm: Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Phân loại quan hệ pháp luật dân sự?

    1- Giao dịch dân sự hợp pháp;

    2- Quyết định của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

    3- Sự kiện pháp lý do pháp luật quy định;

    4- Sáng tạo giá trị tinh thần là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ;

    5- Chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật;

    6- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

    7- Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

    8- Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

    Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015

    9- Các căn cứ khác do pháp luật quy định.

    Điều 14. Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật

    Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

    Điều 15. Hiệu lực của Bộ luật dân sự

    1- Bộ luật dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.

    Bộ luật dân sự cũng được áp dụng đối với các quan hệ dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực, nếu được luật, nghị quyết của Quốc hội quy định.

    2- Bộ luật dân sự được áp dụng trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    3- Bộ luật dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam, trừ một số quan hệ dân sự mà pháp luật có quy định riêng.

    Xem thêm: Chiếm hữu là gì? Quy định về quyền chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự 2015

    4- Bộ luật dân sự cũng được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

    CHƯƠNG II

    CÁ NHÂN

    MỤC 1

    NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ,

    NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

    Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

    1- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự.

    Xem thêm: Tuyên bố mất tích là gì? Tuyên bố mất tích theo Bộ luật Dân sự?

    2- Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

    3- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

    Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

    Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:

    1- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;

    2- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;

    3- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

    Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

    Xem thêm: Giám hộ đương nhiên là gì? Giám hộ đương nhiên trong Bộ luật dân sự 2015

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

    Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

    Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Điều 20. Người thành niên, người chưa thành niên

    Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.

    Điều 21. Năng lực hành vi dân sự của người thành niên

    Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Bộ luật này.

    Điều 22. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

    Xem thêm: Các đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

    Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 23. Người không có năng lực hành vi dân sự

    Người chưa đủ sáu tuổi, thì không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

    Điều 24. Mất năng lực hành vi dân sự

    1- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

    2- Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

    Xem thêm: Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng theo Bộ luật dân sự

    Điều 25. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

    1- Người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    2- Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

    3- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    3. Tải về Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 năm 2005

    Click để tải về: Bộ luật dân năm 2005

    “Bộ luật dân sự 2015”

    Ngày 27-6, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố Bộ luật Dân sự, đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005. Bộ luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2006. Dưới đây là toàn văn bộ luật mới này.

    —————————————

    Xem thêm: Trái quyền là gì? Trái quyền trong pháp luật dân sự

    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

          Bộ luật này quy định về dân sự.

    PHẦN THỨ NHẤT

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Chương I

    NHIỆM VỤ VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

     Ðiều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 

    Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

    Xem thêm: Sự khác biệt giữa phạt vi phạm trong Bộ luật dân sự và Luật Thương mại

    Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

    Ðiều 2. Hiệu lực của Bộ luật dân sự 

    1. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực, trừ trường hợp được Bộ luật này hoặc nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

    2. Bộ luật dân sự được áp dụng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    3. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

     Ðiều 3. Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật 

    Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

    Chương  II

    Xem thêm: Giải quyết tình huống liên quan tới vấn đề hợp đồng môn Luật dân sự

    NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

    Ðiều 4. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận 

    Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

    Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.

    Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.

     Ðiều 5. Nguyên tắc bình đẳng

    Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.

     Ðiều 6. Nguyên tắc thiện chí, trung thực 

    Xem thêm: Đặt cọc là gì? Đặt cọc và phạt cọc theo Bộ luật dân sự 2015?

    Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.

     Ðiều 7. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

    Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

     Ðiều 8. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp 

    Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

    Ðồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.

    Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự được khuyến khích.

     Ðiều 9. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự  

    Xem thêm: Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015

    1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

    a) Công nhận quyền dân sự của mình;

    b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;

    c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

    d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

    đ) Buộc bồi thường thiệt hại.

     Ðiều 10. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

    Xem thêm: Truất quyền thừa kế là gì? Truất quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự?

    Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

     Ðiều 11. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật 

    Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật.

     Ðiều 12. Nguyên tắc hòa giải 

    Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

    Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự.

    Ðiều 13. Căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự 

    Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

    Xem thêm: Quan hệ pháp luật kinh tế và quan hệ pháp luật dân sự

    1. Giao dịch dân sự hợp pháp;

    2. Quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

    3. Sự kiện pháp lý do pháp luật quy định;

    4. Sáng tạo giá trị tinh thần là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ;

    5. Chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật;

    6. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

    7. Thực hiện công việc không có ủy quyền;

    8. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

    Xem thêm: Pháp nhân theo quy định Bộ luật Dân sự 2015

    9. Những căn cứ khác do pháp luật quy định. 

    CHƯƠNG III

    CÁ NHÂN

    MỤC 1

    NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

    Điều 14. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

    1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

    2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

    Xem thêm: Vật quyền là gì? Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam

    3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

    Điều 15. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

    Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:

    1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;

    2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;

    3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

    Điều 16. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

    Điều 17. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

    Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Điều 18. Người thành niên, người chưa thành niên

    Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.

    Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của người thành niên

    Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này.

    Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

    1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 21. Người không có năng lực hành vi dân sự

    Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

    Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

    1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

    2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

    Điều 23. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

    1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

    3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    4. Các điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2022

    Bộ luật dân sự 2015 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24-11-2015, gồm 27 chương, 689 điều và được quy định có hiệu lực áp dụng từ tháng 01 năm 2017.

    Trong điều kiện hiện nay, khi bên cạnh Bộ luật dân sự đã và đang tồn tại ngày càng nhiều các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động đặc thù như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật hôn nhân và gia đình… Trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành, Bộ luật dân sự đứng ở vị trí trung tâm với tư cách là luật gốc.

    Bộ luật dân sự 2015 ra đời mang theo sự thay đổi nhận thức trong tư duy lập pháp, với phạm vi sửa đổi mang tính căn bản và toàn diện. Trong đó, có những điểm mới lần đầu được thừa nhận và quy định trong Bộ luật dân sự 2015 và có những điểm được quy định bổ sung, chi tiết hơn so vớ “Bộ luật dân sự 2015”.

    * Những điểm mới hoàn toàn trong Bộ luật dân sự 2015

    a. Về phạm vi điều chỉnh

    Bộ luật dân sự 2015 xác định rõ phạm vi chủ thể của quan hệ dân sự chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân. Việc tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được thực hiện thông qua các thành viên hoặc thông qua người đại diện.

    Điều 1 Bộ luật dân sự 2015 quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Đồng thời, làm rõ bản chất của quan hệ dân sự, không liệt kê cụ thể các loại quan hệ dân sự như “Bộ luật dân sự 2015”.

    b. Việc mở rộng các loại nguồn

    Từ Điều 4 đến Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các loại nguồn theo thứ tự ưu tiên áp dụng: Áp dụng Bộ luật dân sự; áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật.

    Đặc biệt, quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015:

    “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ và lẽ công bằng”

    lần đầu tiên ghi nhận một loại nguồn mới là án lệ. Khẳng định vị trí, vai trò của án lệ – một trong những nguồn luật mới được thừa nhận trong thời gian gần đây.

    c. Về việc cho phép xác định lại giới tính

    Trước khi Bộ luật dân sự sửa đổi được thông qua thì vấn đề xác định lại giới tính được quy định tại Nghị định 88/2008/NĐ-CP.

    Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi quy định Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, hệ quả pháp lý do xác định lại giới tính được bổ sung như sau: Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật và luật khác có liên quan.

    d. Ghi nhận việc chuyển đổi giới tính

    Khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định nghiêm cấm việc chuyển đổi đối với những người đã định hình, hoàn thiện về giới tính.

    Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi đã ghi nhận về quyền này. Theo đó, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

    Tuy nhiên, do Bộ luật dân sự 2015 quy định việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật nên phải tới khi Quốc hội ban hành về luật chuyển đổi giới tính thì các cá nhân mới được thực hiện. Cụ thể, tới ngày 01/01/2017 Bộ luật dân sự 2015 mới có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm đó, Quốc hội vẫn chưa ban hành luật chuyển đổi giới tính thì quyền này của nhiều người vẫn bị “treo” để chờ luật và văn bản hướng dẫn mới có thể thực hiện được.

    Khi ghi nhận quy định này, Bộ luật dân sự 2015 đã đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận công dân trong xã hội mà không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc và phù hợp với thông lệ quốc tế chung. Vấn đề xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính trong Bộ luật dân sự 2015 được xem là một bước tiến cởi mở, bắt kịp xu thế toàn cầu trong hoạt động lập pháp của Việt Nam và là một tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng người chuyển giới nói riêng và LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) nói chung tại Việt Nam trong quá trình đấu tranh để được xã hội và pháp luật công nhận. Theo đó, Nhà nước cần sớm có hướng dẫn để người được hưởng quyền cũng như các cơ quan, tổ chức liên quan dễ dàng áp dụng.

    e. Việc quy định lãi suất theo thỏa thuận không quá 20%/năm

    Điều 468 về Lãi suất quy định: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nói trên tại thời điểm trả nợ.

    f. Vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

    Là một trong những điểm đáng lưu ý của Bộ luật dân sự 2015 và được quy định tại Điều 420.

    Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

    Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án : Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

    Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

    Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Bộ luật dân sự sửa đổi cũng chỉ ra 5 điều kiện cơ bản để chứng tỏ hoàn cảnh thay đổi để các bên làm căn cứ áp dụng quy định.

    bo-luat-dan-su-so-33-2005-qh11-ngay-14-thang-6-nam-2005

    Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568

    * Những quy định pháp luật được bổ sung, chi tiết trong Bộ luật dân sự 2015

    a. Về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

    Để bảo đảm thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự, góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, Bộ luật dân sự 2015 quy định 8 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tạo hành lang pháp lý bảo đảm tất cả quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp và pháp luật công nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    Cụ thể, cụm từ “các bên” thành “cá nhân, pháp nhân”. Đồng thời, nêu ngắn gọn, súc tích những nguyên tắc này:

    Nguyên tắc bình đẳng

    Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

    (Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do có thể có, bao gồm: dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp…)

    Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

    Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

    Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

    (Trước đây, mọi cam kết, thỏa thuận này có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên. Nguyên tắc này đã bao hàm ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng pháp luật trước đây tại Bộ luật dân sự 2015).

    Nguyên tắc thiện chí, trung thực

    Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

    Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp  pháp của người khác

    Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

    Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

    Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

    Bãi bỏ quy định “Nếu không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định pháp luật”.

    Đồng thời, 02 nguyên tắc sau đây được chuyển thành chính sách Nhà nước đối với quan hệ dân sự:

    Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp

    Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

    Nguyên tắc hòa giải

    Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật được khuyến khích.

    (Điều 3 và Điều 7 Bộ luật dân sự 2015).

    b.  Bộ luật dân sự khẳng định quyền dân sự phải được tôn trọng, bảo vệ

    Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng như trước đây, Điêu 2 Bộ luật dân sự 2015 nhấn mạnh khẳng định:

    “Ở nước CHXHCNVN, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”

    Đồng thời, quy định rõ trường hợp hạn chế quyền dân sự:

    “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

    c. Quy định cụ thể Tập quán quốc tế và việc áp dụng tập quán quốc tế, áp dụng tương tự pháp luật.

    Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể tập quán là gì: Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

    Đồng thời, hướng dẫn áp dụng tập quán: Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.

    Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

    Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật đã nêu trên thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng (Điều 6 Bộ luật dân sự 2015).

    d. Về giám hộ

    So với “Bộ luật dân sự 2015”, Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể hơn về người giám hộ.

    Việc giám hộ không chỉ được thực hiện bởi cá nhân: “Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.” (Điều 48 Bộ luật dân sự 2015)

    Theo đó, Điều 50 Bộ luật dân sự 2015 quy định Pháp nhân có đủ các điều kiện sau có thể làm người giám hộ:

    – Có NLPL dân sự phù hợp với việc giám hộ.

    – Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

    e. Bổ sung quy định về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

    Bộ luật dân sự 2015 bổ sung quy định về: Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi  Điều 23). Do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Văn bản luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.182 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    4 / 5 ( 4 bình chọn )

    Tags:

    Bộ luật dân sự

    Luật dân sự


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Phân loại các loại hợp đồng vô hiệu theo Bộ luật dân sự 2015

    Khái niệm hợp đồng vô hiệu? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vô hiệu? Phân loại hợp đồng vô hiệu? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu?

    Hợp đồng thuê tài sản là gì? Hợp đồng thuê tài sản theo quy định Bộ luật dân sự?

    Hợp đồng thuê tài sản là gì? Hợp đồng thuê tài sản trong tiếng Anh là gì? Đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản? Một số nội dung của hợp đồng thuê tài sản? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng?

    Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng theo Bộ luật dân sự

    Khái quát chung về quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng theo Bộ luật dân sự?

    Vật chính là gì? Vật phụ là gì? Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự mới nhất?

    Vật chính (Main item) là gì? Vật phụ (Extras) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự mới nhất?

    Hoa lợi là gì? Lợi tức là gì? Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức trong pháp luật dân sự?

    Hoa lợi (Yields) là gì? Lợi tức (Income) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức trong pháp luật dân sự? So sánh hoa lợi và lợi tức? Quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức từ tài sản gốc?

    Công văn số 165/KHXX về giải thích quy định tại khoản 2 điều 30 của Bộ Luật dân sự do Tòa án nhân dân Tối cao ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 165/KHXX về giải thích quy định tại khoản 2 điều 30 của Bộ Luật dân sự do Tòa án nhân dân Tối cao ban hành

    Công văn 7912/BTP-PLDSKT hướng dẫn kinh phí cho hoạt động tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 do Bộ Tư pháp ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 7912/BTP-PLDSKT hướng dẫn kinh phí cho hoạt động tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 do Bộ Tư pháp ban hành

    Hình thức sở hữu là gì? Các hình thức sở hữu theo Bộ luật dân sự?

    Hình thức sở hữu là gì? Quy định về hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự? Có những loại hình thức sở hữu nào theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015?

    Thi có giải là gì? Quy định thi có giải theo Bộ luật dân sự?

    Thi có giải là gì? Quy định thi có giải theo Bộ luật dân sự?

    Quy định về rút lại tuyên bố hứa thưởng theo Bộ luật dân sự

    Hứa thưởng? Quy định của pháp luật về hứa thưởng? Quy định về rút lại tuyên bố hứa thưởng theo Bộ luật dân sự?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02) mới nhất 2022

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022. Hướng dẫn điền mẫu, khai mẫu, ghi mẫu số HK02 theo quy định mới nhất 2022 của Bộ Công An.

    Thực hiện pháp luật là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?

    Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là việc thực hiện các hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo là gì? Nghĩa vụ của bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu giấy cam kết, văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng

    Mẫu giấy cam kết, đơn xác nhận, văn bản thỏa thuận tài sản riêng chi tiết nhất. Cách thức xác nhận tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Quy định về tủ thuốc cấp cứu, danh mục các loại thuốc cần có

    Quy định về danh mục các loại thuốc trong tủ thuốc của doanh nghiệp? Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc?

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung của vợ chồng mới nhất 2022

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung? Mẫu văn bản từ chối tài sản chung của vợ chồng? Đăng ký tài sản chung của vợ chồng? Căn cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng? Quyền định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng? Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Quy định về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất?

    Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Trình tự thủ tục nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Các bước lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch của doanh nghiệp?

    Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục, hồ sơ cần những gì?

    Tìm hiểu về bản sao giấy khai sinh hợp lệ? Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục làm giấy khai sinh bản sao?

    Doanh thu bán hàng là gì? Công thức tính doanh thu bán hàng?

    Doanh thu bán hàng là gì? Doanh thu bán hàng trong tiếng Anh là gì? Cách tính doanh thu bán hàng? Cách tăng doanh thu bán hàng?

    Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức

    Tìm hiểu về nhận thức? Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức? Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Ví dụ về nghiên cứu định lượng?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Nghiên cứu định lượng trong tiếng Anh là gì? Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng? Đặc điểm và ví dụ của nghiên cứu định lượng? Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính?

    Phản ánh trong tâm lý học là gì? Các hình thức của phản ánh?

    Phản ánh theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin? Sự phản ánh trong tâm lý học là gì? Các loại phản ánh trong tâm lý? Các hình thức của hiện tượng phản ánh trong tâm lý?

    Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8

    Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám năm 1945?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh là gì? Ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Phòng đào tạo là gì? Chức năng, nhiệm vụ của phòng đào tạo?

    Phòng đào tạo là gì? Phòng đào tạo tiếng Anh là gì? Chức năng của phòng đào tạo? Nhiệm vụ của phòng đào tạo trong doanh nghiệp?

    Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội mới nhất

    Nội dung bài tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội? Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội số 1? Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội số 2?

    Đô thị là gì? Đặc điểm, chức năng và cách phân loại đô thị?

    Đô thị là gì? Đô thị trong tiếng Anh là gì? Đặc điểm cơ bản của đô thị? Chức năng cơ bản của đô thị? Phân loại đô thị?

    Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác?

    Tìm hiểu về tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con? Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác? Thủ tục tặng cho quyển sử dụng đất từ bố mẹ cho con?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá