Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Quy định về công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản theo quy định của pháp luật

Tư vấn pháp luật

Quy định về công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản theo quy định của pháp luật

  • 06/10/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    06/10/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quy định về công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản

    Hiện nay pháp luật quy định rất nhiều loại di chúc khác nhau như di chúc miệng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực… Trong đó, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực là các loại hình di chúc tỏ rõ ưu thế so với các loại hình di chúc khác khi di chúc này có sự hiện diện của cơ quan công quyền nhân danh nhà nước chứng nhận vào bản di chúc và di chúc có giá trị chứng cứ, chứng minh. Vì thế, hình thức di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực đang dần trở nên phổ biến trong thực tiễn cuộc sống và pháp luật đã quy định rất rõ về vấn đề này. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định về công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản”

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

    – Cơ sở pháp lý:

    + Luật công chứng 2014.

    + Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng

    1. Quy định về công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản

    Tại Điều 58 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản khai nhận di sản, theo đó, pháp luật quy định về chủ thể khai nhận di sản đó là: người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Theo đó, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác và được thể hiện rõ trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

    – Về thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc thuộc về tổ chức hành nghề công chứng và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

    Căn cứ theo Điều 42 Luật công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản thì di chúc thuộc trường hợp được công chứng không phụ thuộc vào địa hạt, nghĩa là công chứng viên của bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào cũng được công chứng di chúc khi có yêu cầu. Trong khi đó, Điều 5 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực thì thẩm quyền chứng thực di chúc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã), đồng thời việc chứng thực di chúc không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực, do vậy, trường hợp người lập di chúc không đăng ký thường trú, tạm trú tại địa phương mà muốn lập di chúc để định đoạt tài sản thì Ủy ban nhân dân cấp xã cũng không được quyền từ chối.

    Việc pháp luật mở rộng phạm vi thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc là hoàn toàn hợp lý, nhằm tôn trọng tối đa quyền định đoạt của người lập di chúc, bởi không phải lúc nào, người này cũng có điều kiện đến được tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản hoặc nơi cư trú của mình để lập di chúc.

    Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm đến di chúc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Theo quy định thì người yêu cầu công chứng có thể yêu cầu công chứng, hoặc chứng thực di chúc do mình lập, nghĩa là việc công chứng hoặc chứng thực lúc này là không bắt buộc, người lập di chúc có thể hoàn toàn tự do lựa chọn các loại hình di chúc khác để thể hiện ý chí của mình như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Tuy nhiên, có trường hợp mà pháp luật quy định di chúc đó bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà không có quyền lựa chọn các loại hình khác, đó là trường hợp “di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực( được quy định tại Điều 630 BLDS 2015) và trường hợp di chúc miệng.

    –  Về trình tự, thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã

    Theo quy định di chúc bằng văn bản được lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có hai thể thức là thể thức lập di chúc thông thường và thể thức lập di chúc đặc biệt”. Tương ứng với mỗi thể thức, pháp luật dân sự hiện hành quy định về cách thức, thủ tục lập di chúc khác nhau. Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc  Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện theo quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, thủ tục lập đi chúc thông thường gồm các bước sau:

    Thứ nhất, người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nghĩa là người lập di chúc thể hiện mong muốn định đoạt tài sản của mình trước người có thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc.

    Thứ hai, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Pháp luật quy định người ghi chép nội dung di chúc phải là Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, như vậy “ý chí của người lập di chúc vẫn được thể hiện trên văn bản nhưng người thể hiện ý chi này trên văn bản không phải là người lập di chúc mà là công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực”.

    – Ở đây có một điểm cần lưu ý nữa là thế nào là hình thức “ghi chép lại”, có thể hiểu là công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải viết tay nội dung của di chúc theo tuyên bố của người lập di chúc hay có thể đánh máy di chúc đó. Theo quan điểm của người viết thì nên được hiểu ghi chép lại có thể là viết tay, hoặc đánh máy, miễn là việc ghi chép đó đúng với ý nguyện của người lập di chúc. Cơ sở của quan điểm này có thể căn cứ vào Điều 634 Bộ luật dân sự  2015 quy định về loại hình di chúc bằng văn bản có người làm chứng có quy định về việc người làm chứng viết.

    Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng quy định về niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, theo đó, sau khi tiến hành thực hiện thủ tục thục lý công chứng bằng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản thì việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.  Theo đó, chủ thể thực hiện niêm yết là tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản đó. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều những trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

    – Địa điểm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản:

    + Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản là nơi niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    + Tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    – Về nội dung niêm yết về việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: nội dung niêm yết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản như sau: (1) nêu  rõ họ, tên của người để lại di sản; (2)  họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; (3) quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; (4)  danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế;(5)  bỏ sót người thừa kế; (6) di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

    – Theo đó, khi tiến hành niêm yết về việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết theo đúng quy định của pháp luật.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chứng thư


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Thích ứng chất béo là gì? Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp?

    Thích ứng chất béo là gì? Sự khác biệt của thích ứng chất béo so với đa ceton? Dấu hiệu và triệu chứng của thích ứng chất béo? Các tác dụng phụ của chế độ ăn keto?

    Thủ tục công chứng di chúc? Thủ tục chứng thực di chúc tại UBND xã?

    Thủ tục công chứng di chúc? Thủ tục chứng thực di chúc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã?

    Những người không được công chứng, chứng thực di chúc

    Công chứng, chứng thực là gì? Một số quy định về lập di chúc? Điều kiện về công chứng, chứng thực di chúc? Những chủ thể không được tiến hành công chứng, chứng thực di chúc?

    Mẫu giấy đề nghị khôi phục chứng thư số chi tiết nhất

    Giấy đề nghị khôi phục chứng thư số là gì? Giấy đề nghị khôi phục chứng thư số để làm gì? Mẫu giấy đề nghị khôi phục chứng thư số 2021? Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị khôi phục chứng thư số? Một số quy định về thủ tục, trình tự cấp chứng thư số?

    Mẫu văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân chi tiết nhất

    Mẫu văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân là gì, mục đích của mẫu văn bản? Quy định về cấp chứng thư số của cá nhân? Mẫu văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân? Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản? Những quy định về trách nhiệm của các cơ quan về cấp chứng thư số?

    Mẫu báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước chi tiết nhất

    Mẫu báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước là gì? Mẫu báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước? Hướng dẫn soạn thảo báo cáo? Quy định về báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước?

    cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng mới nhất

    Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định liên quan đến cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng?

    Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam mới nhất

    Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định về cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam?

    Mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số mới nhất

    Mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định liên quan đến thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ