Nộp thuế đất nói chung và thuế đất nông nghiệp nói riêng là một nghĩa vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước cũng như quản lý mục đích sử dụng đất có hiệu quả. Bài viết dưới đây trình bày về câu hỏi: Bảng giá thuế đất nông nghiệp cũng như cách tính thuế đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thuế đất nông nghiệp là gì?
- 2 2. Tổng hợp bảng giá thuế đất nông nghiệp của các tỉnh, thành phố hiện nay:
- 3 3. Quy định của pháp luật về cách tính thuế đất nông nghiệp:
- 4 4. Quy định của pháp luật về đối tượng nộp tiền thuế đất nông nghiệp:
- 5 5. Trình tự và thủ tục nộp tiền thuế đất nông nghiệp:
1. Thuế đất nông nghiệp là gì?
Bên cạnh việc nộp tiền sử dụng đất, thì hằng năm người sử dụng đất còn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đó là nộp tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp, hay còn gọi tắt là thuế đất nông nghiệp. Thuế sử dụng đất là khoản tiền mà người sử dụng đất nông nghiệp phải nộp hằng năm theo thời hạn nộp thuế sử dụng đất do cơ quan nhà nước ấn định. Về bản chất thì tiền thuế đất là khoản tiền điều tiết lợi ích từ việc sử dụng đất của người sử dụng đất nông nghiệp. Thuế là khoản trích nộp bằng tiền mang tính bắt buộc, tính quyền lực nhà nước và tính không đổi giá cũng như hoàn trả trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân nộp cho nhà nước khi đủ những điều kiện nhất định nhằm đáp ứng việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Thế được coi là khoản thu quan trọng nhất và mang tính chất ổn định lâu dài, và khi nền kinh tế phát triển thì khoản thu này ngày càng tăng lên. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay được quy định cụ thể như sau: tổ chức và cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đối với các hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng thì vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Theo đó thì những cá nhân và tổ chức chiếm hữu hoặc được cấp đất nông nghiệp dù chưa hoặc không sử dụng vẫn phải nộp thuế đất nông nghiệp. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế trực thu và nó đánh vào tài sản cố định, vô hình là quyền sử dụng đất nông nghiệp của người dân. Như vậy thì có thể hiểu rằng, tiền thuế đất nông nghiệp là tiền mà người sử dụng đất phải nộp cho nhà nước hằng năm đối với đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành
2. Tổng hợp bảng giá thuế đất nông nghiệp của các tỉnh, thành phố hiện nay:
STT | Tỉnh / Thành phố | Văn bản |
Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng | ||
1 | Hà Nội | |
2 | Bắc Ninh | |
3 | Hà Nam | |
4 | Hải Dương | |
5 | Hưng Yên | |
6 | Hải Phòng | |
7 | Nam Định | |
8 | Ninh Bình | |
9 | Thái Bình | |
10 | Vĩnh Phúc | |
Các tỉnh Tây Bắc | ||
11 | Lào Cai | |
12 | Yên Bái | |
13 | Điện Biên | |
14 | Hòa Bình | |
15 | Lai Châu | |
16 | Sơn La | |
Các tỉnh Đông Bắc | ||
17 | Hà Giang | |
18 | Cao Bằng | |
19 | Bắc Kạn | |
20 | Lạng Sơn | |
21 | Tuyên Quang | |
22 | Thái Nguyên | |
23 | Phú Thọ | |
24 | Bắc Giang | |
25 | Quảng Ninh | |
Các tỉnh Bắc Trung Bộ | ||
26 | Thanh Hoá | |
27 | Nghệ An | |
28 | Hà Tĩnh | |
29 | Quảng Bình | |
30 | Quảng Trị | |
31 | Thừa Thiên Huế | |
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
32 | Đà Nẵng | Quyết định 09/2020/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng |
33 | Quảng Nam | |
34 | Quảng Ngãi | |
35 | Bình Định | |
36 | Phú Yên | |
37 | Khánh Hòa | |
38 | Ninh Thuận | |
39 | Bình Thuận | |
Các tỉnh Tây Nguyên | ||
40 | Kon Tum | |
41 | Gia Lai | |
42 | Đắk Lắk | |
43 | Đắk Nông | |
44 | Lâm Đồng | |
Các tỉnh Đông Nam Bộ | ||
45 | TP. Hồ Chí Minh | |
46 | Bình Phước | |
47 | Bình Dương | |
48 | Đồng Nai | |
49 | Tây Ninh | |
50 | Bà Rịa -Vũng Tàu | |
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long | ||
51 | Cần Thơ | |
52 | Long An | |
53 | Đồng Tháp | |
54 | Tiền Giang | |
55 | An Giang | |
56 | Bến Tre | |
57 | Vĩnh Long | |
58 | Trà Vinh | |
59 | Hậu Giang | |
60 | Kiên Giang | |
61 | Sóc Trăng | |
62 | Bạc Liêu | |
63 | Cà Mau |
3. Quy định của pháp luật về cách tính thuế đất nông nghiệp:
Nhìn chung thì theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế đất nông nghiệp sẽ được tính ta áp dụng theo công thức sau đây:
Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích đất x Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
Như vậy thì căn cứ để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ bao gồm: diện tích, hạt đất và định xuất huyết tính bằng kilogam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Trong đó:
+ Diện tích đất tính thuế: Căn cứ theo quy định của luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính của nhà nước hoặc diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đối với trường hợp địa phương chưa làm sổ địa chính hoặc chưa có kết quả đó đã được xác định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì diện tích tính thuế được ghi trong tờ khai của từng hộ. Diện tích đất tính thuế gồm diện tích thực tế sử dụng kể cả bở xung quanh của từng thửa ruộng, Đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất không kể phần bờ dùng cho giao thông nội đồng hoặc dùng chung cho từng một cánh đồng trở lên. Đối với các nông trường trang trại quốc doanh, diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng phù hợp với luận chứng kinh tế kĩ thuật được duyệt và thực tế địa hình.
+ Hạng đất: Đất trồng cây hằng năm và đất có một mặt nước nuôi trồng thủy sản được chia thành sáu hạng, đất trồng cây lâu năm được chia thành năm hạng. Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố sau: chất đất, độ phì nhiêu của đất, thích hợp với từng loại cây trồng, vị trí đất là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản, địa hình là độ bằng phẳng hoặc ngập úng của mảnh đất. Ngoài ra còn bao gồm các điều kiện về khí hậu và thời tiết cũng như điều kiện về tưới tiêu. Bên cạnh đó thì pháp luật còn quy định việc phân hạng đất phải xem xét đến năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 05 năm.
+ Định xuất thuế: quy định có phân biệt các loại đất nông nghiệp. Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên một ha của từng hạng đất. Định suất thuế một năm được xác định như sau:
Đối với định xuất tính thuế thì sẽ được xác định bằng kilogam thóc, tính trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:
Hạng đất | Định suất thuế |
1 | 550 |
2 | 460 |
3 | 370 |
4 | 280 |
5 | 180 |
6 | 50 |
Thứ hai, đối với đất trồng cây lâu năm:
Hạng đất | Định suất thuế |
1 | 650 |
2 | 550 |
3 | 400 |
4 | 200 |
5 | 80 |
Ngoài ra đối với loại cây là cây ăn quả được trồng lâu năm trên đất nông nghiệp thì sẽ phải chịu mức thuế trong từng trường hợp nhất định: đó là 1,3 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với việc trồng cây hằng năm cùng hạng mục đó là hạng 1 và 2 và 3. Còn đối với việc trồng các loại cây lâu năm mà thu hoạch một lần thì sẽ phải chịu mức thuế tương đương 4% so với giá trị của các sản lượng khác. Ngoài ra thì đối với những trường hợp chủ thể mà sử dụng vượt quá hạn mức diện tích Theo quy định của pháp
Thuế bổ sung cho diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạng mức như sau: diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức là phần diện tích chênh lệch giữa tổng diện tích đất chịu thuế và diện tích đất nông nghiệp sử dụng trong hạn mức. Mức thuế ghi thu bình quân cho từng loại đất nông nghiệp để xác định số thuế bổ sung là mức thuế sử dụng đất nông nghiệp tính bình quân trên một đơn vị diện tích cho từng loại đất của hộ nộp thuế được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số thuế ghi thu và tổng diện tích đất chịu thuế. Thuế suất được coi là thuế bổ sung xác định 20% mức thuế sử dụng đất nông nghiệp.
4. Quy định của pháp luật về đối tượng nộp tiền thuế đất nông nghiệp:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thuế sử dụng đất hiện nay được chia làm hai loại trong đó có thuế sử dụng đất nông nghiệp. Điều này có nghĩa là người sử dụng đất sau khi được nhà nước giao sử dụng thì phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Đối tượng nộp thuế đất nông nghiệp hiện nay bao gồm các đối tượng sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên không phải đất nông nghiệp nào cũng chịu thuê mà chỉ có những loại đất được pháp luật quy định mới phải chịu thuế, đó là:
Thứ nhất, đất trồng trọt. Đất trồng trọt là loại đất trồng cây hằng năm hoặc trồng cây lâu năm, bao gồm cả đất trồng cỏ.
Thứ hai, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là loại đất đã có chủ sử dụng chuyên với chồng thủy sản hoặc vừa nuôi trồng thủy sản vừa trồng trọt nhưng về cơ bản không sử dụng vào mục đích khác.
Thứ ba, đất trồng rừng. Đất trồng rừng là loại đất đã được trong rừng và đã giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thuế đất nông nghiệp hiện nay thì những loại đất sau không phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: Đất tự nhiên, đất trồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức và cá nhân nào sử dụng, đất để ở hoặc đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất, đất làm giao thông hoặc thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng, đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp và làm nhà ở.
5. Trình tự và thủ tục nộp tiền thuế đất nông nghiệp:
Trình tự và thủ tục nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định cụ thể theo quy định thế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành. Theo đó thì tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có trách nhiệm kê khai theo mẫu tính thuế của cơ quan thuế và gửi bản kê khai đến cơ quan có thẩm quyền là ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào biên bản kê khai của các chủ thể nộp thuế thì cơ quan thuế tiến hành kiểm tra cũng như tính thuế và lập sổ thuế. Trước thời hạn nộp thuế ít nhất là 10 ngày thì cơ quan trực tiếp thu thuế sẽ phải gửi thông báo bằng văn bản quy định rõ địa điểm cũng như thời gian và số thuế phải nộp cho từng chủ thể nộp thuế. Sau đó thì người nộp thuế phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế đất nông nghiệp chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12 hằng năm theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BTC năm 2021 hợp nhất Nghị định hướng dẫn