Pháp luật dân sự ghi nhận quyền sở hữu và ý chí của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của họ. Khi chủ sở hữu muốn từ bỏ quyền sở hữu thì pháp luật quy định như thế nào? Để hiểu thêm về Từ bỏ quyền sở hữu là gì? Các trường hợp từ bỏ quyền sở hữu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục bài viết
1. Từ bỏ quyền sở hữu là gì?
Như chúng ta đã biết thì từ bỏ quyền sở hữu chính là việc từ bỏ các quyền như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản nào đó. Theo đó khi đã từ bỏ thì chủ sở hữu không còn có các quyền với tài sản đó nữa. như chúng ta đã biết thì một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đó là các chủ thể được “tự do xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự” chỉ cần không vi phạm điều cấm của luật đề ra, không trái đạo đức xã hội . Cũng có thể nói, pháp luật ghi nhận quyền được tôn trọng ý chí của các chủ thể. Vậy, trong trường hợp chủ sở hữu muốn từ bỏ quyền sở hữu cũng vậy, pháp luật luôn tôn trọng quyền của cá nhân khi quyết định đối với tài sản của mình.
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì quyền sở hữu bao gồm các quyền như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu tại Điều 158
– Quyền chiếm hữu: thể hiện ý chí của chủ sở hữu để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
– Quyền sử dụng: quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
– Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản; từ bỏ quyền sở hữu; tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Như vậy, từ quy định trên chúng ta có thể kết luận đó là từ bỏ quyền sở hữu là một nội dung thuộc về quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Đây là một trong những căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Từ bỏ quyền sở hữu đối với xe máy thì để cá nhân nào đó có thể từ bỏ quyền sở hữu đối với chiếc xe máy của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện các hành vi chứng tỏ mình chấm dứt quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó về hình thức tuyên bố công khai hay các hành vi nào thì được coi là từ bỏ quyền sở hữu tài sản thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan ban hành văn bản pháp luật. Theo đó nên các cá nhân đó có thể gửi
Theo như những điều chúng tôi đã phân tích như trên thì có thể đưa ra kết luận về việc từ bỏ quyền sở hữu đó chính là việc chủ sở hữu từ bỏ các quyền của mình liên quan tới tài sản, cụ thể đó là từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó trong các trường hợp cụ thể trên thực tế và thực hiện với các hình thức khác nhau có thể là tuyên bố công khai hoặc thực hiện bằng hành vi cụ thể với tài sản mà chủ sở hữu quyết định từ bỏ quyền sở hữu.
2. Các trường hợp từ bỏ quyền sở hữu:
Căn cứ theo quy định tại điều 239 bộ luật sự 2015 quy định cụ thể:
“Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, chúng ta có thể thấy pháp luật đã có quy định chi tiết về từ bỏ quyền sở hữu và căn cứ vào quy định trên, chúng ta thấy rằng từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản có thể được thực hiện dưới hai hình thức cụ thể như sau:
Hình thức đầu tiên chúng tôi đưa ra đó chính là việc chủ sở hữu tài sản tuyên bố công khai việc từ bỏ quyền sở hữu tài sản cụ thể trường hợp này được hiểu là chủ sở hữu tuyên bố công khai với mọi người rằng mình đã từ bỏ quyền sở hữu với một tài sản mà mình có quyền sở hữu.
Ví dụ cụ thể: Anh A muốn từ bỏ quyền sở hữu với một chiếc xe máy đã đăng kí giấy phé thì bạn có thể tiến hành
Ngoài ra còn hình thức đó là khi chủ sở hữu thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Đây được hiểu là việc chủ sở hữu có thể thực hiện một hành vi cụ thể để chứng minh cho mọi người thấy rằng mình đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, cụ thể thông qua các hành vi như: vứt bỏ; tặng cho… tài sản thuộc quyền sở hữu của một cá nhân cụ thể.
Khi thực hiện từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu thì quyền sở hữu tài sản không phải tuyệt đối vì nếu tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội; ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ví dụ: Đối với các trường hợp như cá nhân nào đó họ muốn từ bỏ quyền sở hữu đối với một con vật đang được nuôi nhốt theo đúng quy định pháp luật tại cơ sở của bạn thì cá nhân đó phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc đưa con vật đến nơi nuôi nhốt mới. họ sẽ phép không được thả nó ra đường hoặc thả vào một khu rừng đặc dụng không được phép bởi nó sẽ gây hại đến trật tự, an toàn, xã hội và nếu nó không có nguồn gốc bản địa thì sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các loài động vật khác trong khu rừng. Nếu việc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản mà gây tổn hại cho môi trường thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Từ bỏ quyền sở hữu có phải là chấm dứt quyền sở hữu không?
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Việc chấm dứt quyền sở hữu đối với một tài sản là việc chấm dứt các quyền năng trên đối với chủ thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Điều đó được thực hiện bởi ý chí của chủ sở hữu hoặc bởi những trường hợp do pháp luật quy định.
Căn cư theo quy định tại điều 237. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu luật dân sự 2015 quy định thì
” Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
5. Tài sản bị trưng mua.
6. Tài sản bị tịch thu.
7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.”
Theo đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một trong những căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu về tài sản đó là Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình, theo đó nên chủ sở hữu có thể công bố công khai hoặc bằng hành vi của mình để thể hiện ý chí là mình đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản này. Có rất nhiều hình thức để từ bỏ quyền sở hữu và khi thực hiện các hành vi này, quyền sở hữu đối với tài sản sẽ chấm dứt khi chủ sở hữu công bố việc từ bỏ. Tuy nhiên, nếu tài sản thuộc trường hợp mà việc từ bỏ nó có thể gây nguy hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì phải tuân theo quy định của pháp luật và chịu các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết luận: Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình từ những phân tích trên chúng tôi đúc kết lại nội dung này đó là, việc Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình là căn cứ đê xác lập việc chấm dứt quyền sở hữu về tài sản đối với tài sản đó. và tài sản đó phải hợp pháp theo quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: