Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Dân sự » Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ có được không? Thủ tục thế nào?

Luật Dân sự

Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ có được không? Thủ tục thế nào?

  • 30/12/2022
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    30/12/2022
    Luật Dân sự
    0

    Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ có được không? Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mất sang cho mẹ? Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật?

    Hiện nay, vấn đề khai nhận di sản thừa kế của người mất đi có tài sản để lại xảy ra tranh chấp khá là nhiều giữa những đồng thừa kế. Trường hợp nếu như bố mất đi, quyền sử dụng đất muốn để lại hết cho mẹ thì có được không và thủ tục diễn ra như nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

    Căn cứ pháp lý:

    – Bộ luật Dân sự 2015;

    – Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ có được không?
      • 1.1 1.1. Đối với trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản cá nhân của bố: 
      • 1.2 1.2. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của bố, mẹ trong thời kỳ hôn nhân: 
    • 2 2. Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mất sang cho mẹ: 
    • 3 3. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật:

    1. Bố mất sang tên sổ đỏ cho mẹ có được không?

    1.1. Đối với trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản cá nhân của bố: 

    Với trường hợp quyền sử dụng đất thuộc tài sản cá nhân riêng của người bố nếu bố mất đi sẽ chia làm hai trường hợp: 

    – Trường hợp bố mất có để lại di chúc: nếu di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc;

    – Trường hợp bố mất đi không để lại di chúc thì phải chia thừa kế theo pháp luật: 

    Hàng thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự bao gồm: 

    + Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    + Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

    + Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    1.2. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của bố, mẹ trong thời kỳ hôn nhân: 

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình, quyền sử dụng đất được nếu hình thành trong thời kỳ hôn nhân (không thuộc trường hợp tặng cho riêng hay thừa kế riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng) thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

    Và là tài sản chung, khi bố mất đi cũng sẽ chia theo hai trường hợp: 

    – Bố để lại di chúc: nếu di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc. 

    – Bố không để lại di chúc: thì phần tài sản của bố trong khối tài sản chung của vợ, chồng (cụ thể là một nửa giá trị mảnh đất thuộc về mẹ, một nửa giá trị mảnh đất của bố) sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, chia theo hàng thừa kế gồm: 

    + Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    + Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

    + Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Như vậy, dù là tài sản riêng hay chung khi mất đi, phần quyền sử dụng đất của người bố sẽ được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật theo hàng thừa kế và phải làm thủ tục để khai nhận di sản thừa kế trước khi sang tên sổ đỏ. 

    2. Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mất sang cho mẹ: 

    Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế: 

    * Trường hợp có di chúc thì khai nhận thừa kế theo di chúc.

    * Trường hợp không có di chúc, chia thừa kế theo pháp luật: 

    Gia đình sẽ tổ chức cuộc họp, tất cả thành viên nằm trong diện được hưởng thừa kế sẽ lập văn bản khai nhận di sản thừa kế, trong đó nội dung là các người nằm trong diện thừa kế từ chối nhận phần di sản từ người mất để lại và để lại toàn bộ phần di sản cho người mẹ. 

    Sau đó công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng nơi có tài sản.

    Hồ sơ để khai nhận di sản thừa kế gồm: 

    – Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo mẫu;

    – Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản (Sổ đỏ, Sổ hồng);

    – Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của người được hưởng di sản…

    – Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân của người khai nhận di sản;

    – Di chúc (nếu có). 

    Sau khi công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế xong, văn phòng công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân xã, phường trong vòng 15 ngày làm việc.

    Bước 2: Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ: 

    Hồ sơ đăng ký biến động sang tên sổ đỏ bao gồm: 

    – Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu (01 bản chính – Kê khai theo mẫu).

    – 02 bản chính tờ khai lệ phí trước bạ.

    – 02 bản chính tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

    – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) bản gốc.

    – Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật.

    – 01 bản chính sơ đồ vị trí thửa đất. 

    – Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân. 

    – Ngoài ra trường hợp này của bạn cần cung cấp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân để được miễn thuế thu nhập cá nhân.

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, người mẹ sẽ nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất. Ngoài ra, có thể nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

    Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết: 

    Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và tiến hành việc chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

    Sau đó trao trả lại Giấy chứng nhận cho người được cấp. Trường hợp người dân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì sẽ gửi lại Ủy ban nhân dân cấp xã. 

    3. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ———————–

    VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

     

    Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại Văn phòng công chứng ……chúng tôi gồm:

    1. Ông (bà) …… sinh năm …

    CMND/hộ chiếu số: …do … cấp ngày …

    Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …

    2. Ông (bà) ……. sinh năm …

    CMND/hộ chiếu số: …… do …cấp ngày …

    Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …

    3. Ông (bà)…sinh năm …

    CMND/hộ chiếu số: ……do ……. cấp ngày ……

    Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……

    Bằng mẫu khai nhận di sản thừa kế này, chúng tôi xin được khai đúng sự thật rằng:

    1. Ông (bà) …và vợ (chồng) ……. là đồng sở hữu của:

    Nhà ở:

    – Tổng diện tích : ……

    – Kết cấu nhà : ……

    – Số tầng : ……

    Đất ở:

    – Diện tích đất sử dụng chung: …

    2. Ông (bà)…… đã chết ngày … theo bản sao “Giấy chứng tử” số …. , quyển số …. do UBND phường …cấp ngày …

    Khi chết ông (bà)…… không để lại di chúc, không để lại một nghĩa vụ tài sản nào mà những người thừa kế phải thực hiện.

    3. Bố đẻ và mẹ đẻ của ông (bà) …đều đã chết trước ông (bà) …

    Ông (bà) không có bố, mẹ nuôi.

    4. Bà (ông) … là vợ (chồng) của ông (bà) …đã chết ngày …theo “Giấy chứng tử” số ……, quyển số …do UBND phường …cấp ngày ……

    Khi chết bà (ông) …… không để lại di chúc, không để lại một nghĩa vụ tài sản nào mà những người thừa kế phải thực hiện.

    5. Bố và mẹ đẻ của bà (ông)…đều đã chết trước bà (ông) …

    Bà (ông) … không có bố, mẹ nuôi.

    6. Ông…… và bà …là vợ chồng duy nhất của nhau.

    7. Ông (bà) … và bà (ông) …… chỉ có … người con đẻ là: …

    Ngoài … người con trên ông (bà)… và bà (ông) … không có người con đẻ, con nuôi nào khác.

    8. Không người nào trong số chúng tôi không được quyền hưởng di sản thừa kế của ông (bà) … và bà (ông) …theo quy định của Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

    9. Trước khi lập mẫu khai nhận di sản thừa kế này, chúng tôi không có ai làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.

    10. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì di sản của ông (bà) …và bà (ông) …là:……

    Và những người được hưởng di sản đó gồm:…

    11. Chúng tôi xin cam đoan những điều chúng tôi khai trong văn bản này là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi không khai thiếu thừa kế, không giấu thừa kế. Nếu sai hoặc sau này còn có ai khác khiếu nại và chứng minh được họ là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản được nêu tại điểm 01 hoặc là người thừa kế hợp pháp của ông (bà)….. và bà (ông) … thì chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin đem tài sản của mình ra để đảm bảo cho lời khai này.

    12. Nay, bằng văn bản này chúng tôi đồng ý nhận di sản thừa kế của ông (bà) ……và bà (ông) …. để lại là toàn bộ … được nêu tại điểm 01 trên đây.

    13. Sau khi đọc lại nguyên văn văn bản khai nhận di sản thừa kế này, chúng tôi công nhận đã hiểu rõ, chấp nhận hoàn toàn nội dung của văn bản và nhận thức được rõ trách nhiệm của mình trước pháp luật khi lập và ký Văn bản khai nhận di sản thừa kế này. Chúng tôi ký tên, điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải dưới đây làm bằng chứng.

    NHỮNG NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Cấp sổ đỏ

    Chia thừa kế


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Nhà đất chỉ có bằng khoán (giấy trắng) có thừa kế được không?

    Nhà đất chỉ có bằng khoán (giấy trắng) có thừa kế được không là câu hỏi được rất nhiều người dân quan tâm. Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.

    Tiền tử tuất, tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?

    Thông thường, nhiều người thường nghĩ đất đai, tiền tiết kiệm của người đã mất mới là những tài sản thuộc di sản thừa kế. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người thắc mắc đó là những khoản tiền tử tuất, tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?

    Bằng khoán đất là gì? Cấp sổ đỏ bằng bằng khoán điền thổ?

    Hiện nay, vấn đề bằng khoán đất và việc cấp sổ đỏ bằng bằng khoán điền thổ có đúng quy định pháp luật hay không là điều mà nhiều quý bạn đọc quan tâm tới. Vậy, Bằng khoán đất là gì? Cấp sổ đỏ bằng bằng khoán điền thổ?

    Các trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng mới nhất

    Hiện nay, Luật đất đai ngoài việc quy định cụ thể điều kiện sang tên sổ đỏ, sổ hồng cũng như thủ tục tiến hành sang tên thì bên cạnh đó cũng nêu rõ các trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng. Vậy đó là những trường hợp nào?

    Đất sử dụng lâu dài không có tranh chấp được cấp sổ đỏ không?

    Trong quá trình sử dụng đất không tránh được những tranh chấp, khi đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ là công cụ trợ giúp để người sử dụng đất có thể đòi lại quyền lợi của mình. Vậy với đất đã sử dụng ổn định lâu dài mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp thì có tranh chấp được không?

    Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những gì? Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Thỏa thuận xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng.

    Con dâu và cháu nội có được hưởng thừa kế của ông bà không?

    Con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế của ông bà theo di chúc không? Con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế theo pháp luật không? Trường hợp nào con dâu, cháu nội không hưởng thừa kế của ông bà?

    Biệt thự du lịch, condotel, officetel bao giờ được cấp sổ đỏ?

    Mua căn hộ condotel, biệt thự du lịch, officetel được sở hữu bao nhiêu năm? Biệt thự du lịch, condotel, officetel bao giờ được cấp sổ đỏ? Thủ tục cấp sổ giấy chứng nhận quyền sở hữu cho căn hộ condotel, officetel.

    Đất ao có được cấp sổ đỏ không? Thủ tục cấp sổ đỏ đất ao?

    Đất ao có được cấp sổ đỏ không? Thủ tục cấp sổ đỏ đất ao?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ