Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Các loại vi phạm pháp luật? Trách nhiệm pháp lý thế nào?

  • 31/12/202231/12/2022
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    31/12/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Các loại vi phạm pháp luật? Phân loại hành vi vi phạm pháp luật? Trách nhiệm pháp lý với chủ thể vi phạm pháp luật?

      Để đảm bảo trật tự an toàn an ninh của quốc gia thì nhà nước ban hành luật pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội giúp đảm bảo công bằng bình đẳng mang công lí đến muôn nơi. Tuy nhiên vẫn có nhiều cá nhân tổ chức bất chấp các qui định của pháp luật hay chế tài để thực hiện hành vi của họ. Dựa vào tính chất mức độ hay khách thể họ xâm phạm mà ta có thể chia các hành vi vi phạm ra làm nhiều loại. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí thế nào?

      Căn cứ pháp lý:

      – Bộ luật hình sự 2015 sủa đổi bổ sung 2017

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Các loại vi phạm pháp luật: 
      • 2 2. Phân loại hành vi vi phạm pháp luật:
        • 2.1 2.1. Vi phạm hình sự:
        • 2.2 2.2. Vi phạm hành chính:
        • 2.3 2.3. Vi phạm dân sự:
        • 2.4 2.4. Vi phạm kỷ luật:
      • 3 3. Trách nhiệm pháp lý với chủ thể vi phạm pháp luật:

      1. Các loại vi phạm pháp luật: 

      Vi phạm pháp luật là hành vi trái vơi quy định pháp luật mang tính có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Chủ thể thực hiện hành vi xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật thì vi phạm pháp luật sẽ được phân loại thành:

      – Vi phạm pháp luật hình sự;

      – Vi phạm pháp luật hành chính;

      – Vi phạm pháp luật dân sự;

      – Vi phạm pháp luật kỉ luật.

      2. Phân loại hành vi vi phạm pháp luật:

      2.1. Vi phạm hình sự:

      Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm, đây là hành vi gây nguy hại cho xã hội được xác định rõ trong Bộ luật Hình sự, theo đó có 4 mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật hình sự là ít nghiệm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Chủ thể thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện vì lỗi cố ý hay vô ý. Hành vi vi phạm này xâm phạm vào những trường hợp sau:

      – Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn về chính trị của lãnh thổ quốc gia;

      – Chế độ chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hoá, môi trường, lợi ích an toàn công cộng;

      – Quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

      – Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. ..

      Ví dụ: Anh A có 3 tiền án tiền sự về tội trộm cắp cướp giật đã thực hành xong hình phạt tù và trong quá trình tiếp tục cư trú tại địa phương có thực hiện hành vi cướp giật của chị B đang điều khiển xe máy trên quốc lộ. sau đó anh a bị công an giao thông bắt giữ khi đang trên đường chạy chốn. Như vậy anh A bị kết tội tại toà án nhân dân cấp huyện về tội cướp giật tài sản theo điều Điều 171 BLHS 2015 cướp tài sản.

      2.2. Vi phạm hành chính:

      Vi phạm hành chính được hiểu là hành vi có lỗi của người có năng lực trách nhiệm hành chính. Hành vi này trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hay trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, theo quy định của pháp luật hành vi có lỗi này phải bị xử phạt hành chính.

      Các biện pháp xử phạt hành chính phổ biến được chính phủ áp dụng bao gồm hình phạt tiền để khắc phục hậu quả hoặc tước các loại giấy phép và tịch thu tang vật. Trên thực tế có những vi phạm hành chính gây hậu quả nghiêm trọng khiến cho việc khắc phục phải mất thêm nhiều tiền bạc. Với những hành vi vi phạm hành chính có gây thiệt hại thực tế thì ngoài việc xử phạt người vi phạm theo quyết định xử phạt thì cũng cần phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhằm khắc phục hậu quả mà hành vi vi phạm hành chính gây nên thì mới thật sự loại bỏ được bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.

      Nếu hậu quả của vi phạm hành chính không được khắc phục thì hậu quả còn có thể tác động về dài hạn như trường hợp công ty Vedan đã gây ô nhiễm dòng sông Thị Vải mà theo tính toán thì nếu thực hiện đầy đủ những biện pháp cần thiết cũng phải mất 10 năm hoặc 15 năm mới trả lại cho dòng sông trạng thái ban đầu. Có thể thấy, vi phạm pháp luật hành chính xảy ra nhiều hơn so với những dạng vi phạm pháp luật khác.

      Ví dụ: Anh A có một mảnh đất trồng cây lâu năm xung quanh đều là đất nông nghiệp được bà con xây dựng làm nhà. Anh a thấy vậy cũng đào móng xây dựng nhà sau đó bị chính quyền xã lập biên bản xử phạt hành chính vì đã làm nhà trái phép trên đất trông cây lâu năm và thay đổi mục đích sử dụng đất. Như vậy anh A bị yêu cầu phục hồi lại tình trạng ban đầu của thửa đất và bị phạt hành chính.

      2.3. Vi phạm dân sự:

      Đây là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản hoặc quan hệ nhân thân phi tài sản. Cụ thể, chủ thể phạm tội trong tình huống trên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với một quan hệ pháp luật dân sự. Những quan hệ dân sự thường được hai bên xác lập và kí kết với nhau bằng văn bản dựa trên ý chí thoả thuận bình đẳng trong đó có quy định nghĩa vụ quyền trách nhiệm của hai bên trong giao kết này. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp một trong hai bên hoặc hai bên không làm đúng nghĩa vụ đã ký kết và nó sẽ dẫn đến tranh chấp.

      Ví dụ: Công ty A và công ty B ký kết hợp đồng mua bán gạo. Bên A có nghĩa vụ giao 50 tấn gạo cho bên B vào tháng 11 năm 2020. Bên B đã đặt cọc cho bên A 600 triệu đồng nhưng đến ngày giao hàng bên A mới giao 30 tấn gạo nên làm cho công ty B bị thiệt hại. Vì vậy công ty B đã khởi kiện công ty A yêu cầu bồi thường và phạt cọc. Như vậy công ty A đã có hanh vi trái pháp luật dân sự.

      2.4. Vi phạm kỷ luật:

      Là hành vi có lỗi của cá nhân trái với các quy chế, quy tắc, nội qui qui định cái đã được thiết lập trật tự trong mỗi cơ quan, tổ chức. có thể thấy rằng lỗi vi phạm kỉ luật này đơn giản và được xem là lỗi nhẹ có tính chất mức độ nguy hiểm không cao.

      Ví dụ, Công ty qui định nhân viên đi làm phải mặc đủ đồng phục theo qui định mà công ty đã cung cấp. Tuy nhiên ngày hôm đó nhân viên A dậy trễ và vội vàng quá nên không mặc kịp đồng phục mặc để đi làm đúng giờ đã bị vị phạm nội qui về đồng phục nên bị kỉ luật của công ty.

      3. Trách nhiệm pháp lý với chủ thể vi phạm pháp luật:

      Trách nhiệm pháp lý là hậu quả xấu mà Nhà nước áp dụng cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật theo hướng cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định. Tuỳ theo mức độ và hậu quả do tổ chức, cá nhân thực hiện thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý khách nhau bao gồm trách nhiệm hành chính, trách nhiệm đền bù thiệt hại hay cả trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định và nghĩa vụ phải thực hiện cũng khác với những trách nhiệm như trách nhiệm dân sự, trách nhiệm về hành chính; . ..

      Trách nhiệm pháp lý được hiểu là hệ quả pháp lý xấu của người vi phạm pháp luật biểu hiện bằng việc họ phải hứng chịu các hình thức chế tài theo quy định. Theo đó, với từng trường hợp vi phạm pháp luật sẽ quy định những trách nhiệm pháp lý riêng, cụ thể:

      – Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm của cá nhân tổ chức đã thực hiện một tội phạm và phải chịu một biện pháp hành chính hoặc là hình phạt cho việc phạm tội của họ. Hình phạt này chỉ được áp dụng khi có bản án phán quyết của toà án mới được áp dụng cho chủ thể. Đây đồng thời cũng là dạng trách nhiệm pháp lý nặng nề có sức răn đe xã hội sâu rộng. Trách nhiệm hình sự nghiêm khắc là các hình phạt từ phạt tiền, tù chung thân hoặc là tử hình.

      – Trách nhiệm hành chính: Là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hay cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải một biện pháp cưỡng chế nhà nước dựa theo mức độ vi phạm của họ và trên căn cứ pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính. Trách nhiệm hành chính thông thường sẽ được thực hiện theo bản án và quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền, mức phổ biến rộng rãi với tính chất tương đối rõ ràng.

      – Trách nhiệm dân sự: Là trách nhiệm của một chủ thể phải chịu đựng các biện pháp cưỡng chế nhà nước khi có hành vi xâm hại về tài sản, danh dự, nhân phẩm. .. của chủ thể khác hay khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với người có thẩm quyền. Theo quy định, biện pháp cưỡng chế chủ yếu là bồi hoàn thiệt hại. hoặc chỉ đền bù thiệt hại khi va chạm vào ô tô của người lao động tạo ra xây xước xe nhưng không có thiệt hại đối với tài sản.

      – Trách nhiệm kỷ luật: Là trách nhiệm của một chủ thể đã vi phạm kỷ luật lao động được đặt ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải nhận một hình thức kỷ luật tương ứng theo quy định của pháp luật như: Phê bình, khiển trách, … Trách nhiệm kỷ luật này được cơ quan tổ chức áp dụng nhằm nâng cao nhận thức của các cá nhân về việc thực hiện theo quy định trong cơ quan tổ chức.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Hành vi vi phạm pháp luật

        Trách nhiệm pháp lý

        Vi phạm pháp luật


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Trách nhiệm pháp lý của các bên do vi phạm luật cạnh tranh 

        Cơ chế tố tụng cạnh tranh cho phép các chủ thể có quyền lợi bị xâm hại được phép khiếu nại mọi hoạt động tập trung kinh tế làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

        ảnh chủ đề

        Chịu trách nhiệm trước pháp luật tiếng Anh là gì?

        Trách nhiệm trước pháp luật, còn được gọi là trách nhiệm pháp lý, là nguyên tắc mà theo đó các cá nhân, tổ chức và chính phủ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ và phải tuân thủ các luật lệ và quy định của đất nước mình.

        ảnh chủ đề

        Trách nhiệm phi vật chất là gì? Quy định về trách nhiệm phi vật chất?

        Trách nhiệm phi vật chất buộc chủ thể vi phạm luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt tinh thần cho chủ thể luật quốc tế khác. Dưới đây là bài viết về Trách nhiệm phi vật chất là gì? Quy định về trách nhiệm phi vật chất?

        ảnh chủ đề

        Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là gì? Cho ví dụ?

        Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước công nhận. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quyền bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

        ảnh chủ đề

        Vi phạm đạo đức là gì? So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức?

        Quan hệ xã hội được thiết lập trên nền tảng của pháp luật và đạo đức - hai yếu tố này luôn đi kèm với nhau. Pháp luật và đạo đức luôn có sự tác động qua lại với nhau, bổ trợ cho nhau để nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của con người trong đời sống xã hội:

        ảnh chủ đề

        Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

        Các quy định về vi phạm pháp luật? Các quy định về trách nhiệm pháp lý? Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý có mối quan hệ như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Mua bán, sử dụng chích điện tự vệ có vi phạm pháp luật không?

        Sử dụng chích điện tự vệ có vi phạm pháp luật không sử dụng chích điện tự vệ có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt với hành vi mua bán sử dụng chích điện bất hợp pháp? Những trường hợp mua bán sử dụng chích điện hợp pháp?

        ảnh chủ đề

        Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

        Kinh doanh bảo hiểm là gì? Đối tượng áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm?

        ảnh chủ đề

        Ủy ban pháp luật là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật?

        Ủy ban pháp luật là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|730605|
        "