Phân chia di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015? Quy định mới nhất về việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật tại Bộ luật dân sự năm 2015?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là di sản thừa kế?
Theo quy định của
Theo quy định tại Điều 612
Như vậy để thực hiện việc thừa kế thì tài sản được đưa ra thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người chết ví dụ như sổ tiết kiệm, tài sản là đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
Như theo quy định của luật thì tài sản chia thừa kế phải là tài sản riêng. Tài sản riêng là tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng (Theo quy định về tài sản riêng tại Khoản 1 Điều 43
Tài sản riêng còn là tài sản được người đó tạo ra từ thu nhập hợp pháp (tiền lương tiền công, tiền có được do trúng sổ số,…) tài sản có được do được tặng cho thừa kế,…
2. Đối tượng được hưởng di sản thừa kế:
Người được hưởng di sản là người thừa kế, người được nhận tài sản do người chết để lại và mọi người đều có quyền bình đẳng với nhau trong việc hưởng thừa kế
“Người thừa kế được quy định trong luật dân sự là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc không chỉ được áp dụng đối với cá nhân mà còn được áp dụng đối với tổ chức, là người được chỉ định trong di chúc. Pháp nhân trong quan hệ thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,…
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định về thừa kế thì có một vướng mắc được đặt ra đó là tổ chức được chỉ định trong di chúc còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nhưng không còn tồn tại tại thời điểm chia di sản thừa kế thi giải quyết như thế nào? Bởi vì, theo quy định về thời điểm phát sinh chấm dứt tồn tại của pháp nhân, khi pháp nhân chấm dứt hoạt động do bị giải thể hoặc phá sản thì năng lực chủ thể của pháp nhân chấm dứt, cho nên di sản sẽ không được phân chia theo chỉ định được thể hiện trong di chúc.
Người thừa kế theo pháp luật (trong trường hợp người chết không để lại di chúc) là người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản, do đó người được hưởng di sản theo pháp luật phải là cá nhân và được xếp theo hàng thừa kế và chia theo trình tự của pháp luật như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Khi người để lại di sản chết thì mọi quan hệ pháp luật phát sinh với người đó đều chấm dứt, nhưng sự kiện chết sẽ làm phát sinh những quan hệ pháp luật khác. Kể từ khi mở thừa kế, quan hệ về pháp luật thừa kế sẽ phát sinh và khi đó những người hưởng thừa kế là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này
3. Quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 việc chia di sản thừa kế được thực hiện thống qua hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật:
3.1. Chia thừa kế theo di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Hiện nay pháp luật công nhận 4 loại di chúc là di chúc: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, di chúc có chứng thực, di chúc có công chứng.
Để đảm bảo di chúc có hiệu lực pháp luật, đảm bảo việc thực hiện di chúc thì di chúc phải đảm bảo các nội dung như sau:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Di chúc phải mang tính chất tự nguyện, đó là điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Vì lập di chúc là một giao dịch dân sự nên phải có sự tự nguyện của người lập di chúc. Nếu di chúc không có tính tự nguyện, mà việc lập di chúc bị áp đặt ý chí thông qua các hành vi cưỡng ép, ép buộc thì di chúc sẽ bị vô hiệu.
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức, không trái với truyền thống văn hóa của dân tộc. Hình thức của di chúc tuân theo quy định tại điều 628, 633, 634, 635 BLDS 2015
Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 về phân chia di sản theo di chúc được thực hiện như sau:
– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”
Về nguyên tắc, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo ý chí của người để lại di chúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Do đó, trong trường hợp người lập di chúc không cho con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động hưởng phần di sản hoặc cho những người này hưởng ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
3.2. Chia thừa kế theo pháp luật:
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:
– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.