Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Thừa kế

Chia di sản thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự năm 2015

  • 07/12/202207/12/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    07/12/2022
    Luật Thừa kế
    0

    Phân chia di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015? Quy định mới nhất về việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật tại Bộ luật dân sự năm 2015?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thế nào là di sản thừa kế?
      • 2 2. Đối tượng được hưởng di sản thừa kế:
      • 3 3. Quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế:
        • 3.1 3.1. Chia thừa kế theo di chúc:
        • 3.2 3.2. Chia thừa kế theo pháp luật:

      1. Thế nào là di sản thừa kế?

      Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế là việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho người sống, tài sản này gọi là di sản thừa kế.

      Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 thì Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

      Như vậy để thực hiện việc thừa kế thì tài sản được đưa ra thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người chết ví dụ như sổ tiết kiệm, tài sản là đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

      Như theo quy định của luật thì tài sản chia thừa kế phải là tài sản riêng. Tài sản riêng là tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng (Theo quy định về tài sản riêng  tại Khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014)

      Tài sản riêng còn là tài sản được người đó tạo ra từ thu nhập hợp pháp (tiền lương tiền công, tiền có được do trúng sổ số,…) tài sản có được do được tặng cho thừa kế,…

      2. Đối tượng được hưởng di sản thừa kế:

      Người được hưởng di sản là người thừa kế, người được nhận tài sản do người chết để lại và mọi người đều có quyền bình đẳng với nhau trong việc hưởng thừa kế

      “Người thừa kế được quy định trong luật dân sự là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

      Việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc không chỉ được áp dụng đối với cá nhân mà còn được áp dụng đối với tổ chức, là người được chỉ định trong di chúc. Pháp nhân trong quan hệ thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,…

      Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định về thừa kế thì có một vướng mắc được đặt ra đó là tổ chức được chỉ định trong di chúc còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nhưng không còn tồn tại tại thời điểm chia di sản thừa kế thi giải quyết như thế nào? Bởi vì, theo quy định về thời điểm phát sinh chấm dứt tồn tại của pháp nhân, khi pháp nhân chấm dứt hoạt động do bị giải thể hoặc phá sản thì năng lực chủ thể của pháp nhân chấm dứt, cho nên di sản sẽ không được phân chia theo chỉ định được thể hiện trong di chúc.

      Người thừa kế theo pháp luật (trong trường hợp người chết không để lại di chúc) là người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản, do đó người được hưởng di sản theo pháp luật phải là cá nhân và được xếp theo hàng thừa kế và chia theo trình tự của pháp luật như sau:

      • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
      • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

      Khi người để lại di sản chết thì mọi quan hệ pháp luật phát sinh với người đó đều chấm dứt, nhưng sự kiện chết sẽ làm phát sinh những quan hệ pháp luật khác. Kể từ khi mở thừa kế, quan hệ về pháp luật thừa kế sẽ phát sinh và khi đó những người hưởng thừa kế là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này

      3. Quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế:

      Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 việc chia di sản thừa kế được thực hiện thống qua hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật:

      3.1. Chia thừa kế theo di chúc:

      Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

      Hiện nay pháp luật công nhận 4 loại di chúc là di chúc: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, di chúc có chứng thực, di chúc có công chứng.

      Để đảm bảo di chúc có hiệu lực pháp luật, đảm bảo việc thực hiện di chúc thì di chúc phải đảm bảo các nội dung như sau:

      –  Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Di chúc phải mang tính chất tự nguyện, đó là điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Vì lập di chúc là một giao dịch dân sự nên phải có sự tự nguyện của người lập di chúc. Nếu di chúc không có tính tự nguyện, mà việc lập di chúc bị áp đặt ý chí thông qua các hành vi cưỡng ép, ép buộc thì di chúc sẽ bị vô hiệu.

      – Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức, không trái với truyền thống văn hóa của dân tộc. Hình thức của di chúc tuân theo quy định tại điều 628, 633, 634, 635 BLDS 2015

      Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 về phân chia di sản theo di chúc được thực hiện như sau:

      –  Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      – Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

      – Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”

      Về nguyên tắc, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo ý chí của người để lại di chúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015:

      “Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

      1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

      a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

      b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

      2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

      Do đó, trong trường hợp người lập di chúc không cho con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động hưởng phần di sản hoặc cho những người này hưởng ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

      3.2. Chia thừa kế theo pháp luật:

      Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

      Theo  Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:

      “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

      a) Không có di chúc;

      b) Di chúc không hợp pháp;

      c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

      d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

      2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

      a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

      b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

      c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

      Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:

      –  Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

      – Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

      Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Chia di sản thừa kế

        Di sản thừa kế


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Con cái ngược đãi cha mẹ có được hưởng thừa kế không?

        Trong xã hội, tình thân là một giá trị quý báu, tuy nhiên, có những trường hợp xảy ra khi con cái có hành vi ngược đãi cha mẹ, liệu họ có được hưởng thừa kế từ cha mẹ họ hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định liên quan đến việc con cái ngược đãi cha mẹ có được hưởng thừa kế hay không?

        ảnh chủ đề

        Người thân đột ngột qua đời, xác định di sản thừa kế thế nào?

        Trong trường hợp nếu như người thân đột ngột qua đời, thì sẽ phải làm thế nào để các chủ thể trong hàng thừa kế có thể xác định được tài sản của người đó để khai nhận di sản thừa kế?

        ảnh chủ đề

        Nhận thừa kế tài sản từ nước ngoài cần thực hiện thủ tục gì?

        Thủ tục hưởng thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam là thủ tục pháp lý đòi hỏi nhiều hồ sơ giấy tờ liên quan và có tính chất phức tạp. Vậy nhận thừa kế tài sản từ nước ngoài cần thực hiện thủ tục gì? 

        ảnh chủ đề

        Người đang đi tù có được hưởng di sản thừa kế không?

        Hưởng di sản thừa kế là quyền lợi hợp pháp của người được nhận di sản thừa kế. Những cá nhân này phải đảm bảo điều kiện nhất định thì mới được pháp luật công nhận. Vậy, người đang đi tù có được hưởng di sản thừa kế không? 

        ảnh chủ đề

        Xác lập sở hữu toàn dân đối với di sản không có người nhận

        Chế định thừa kế là một trong những chế định đặc biệt quan trọng trong pháp luật dân sự nên trong bất kỳ Bộ luật dân sự nào, chế định thừa kế luôn chiếm vị trí trọng tâm. Dưới đây là giải đáp đối với vấn đề: Xác lập sở hữu toàn dân đối với di sản không có người nhận theo quy định của pháp luật. 

        ảnh chủ đề

        Lấy lại tài sản thừa kế tranh chấp đã bị bán bằng cách nào?

        Phân chia di sản thừa kế là công việc được thực hiện khi người để lại di sản thừa kế chết. Tuy nhiên, phân chia di sản thừa kế là một giao dịch phát sinh nhiều tranh chấp phức tạp nhất trong các giao dịch được pháp luật về dân sự điều chỉnh. Một trong những tranh chấp đó là tài sản thừa kế đã bị bán và những người có quyền thừa kế muốn đòi lại tài sản thừa kế đó. Vậy làm cách nào để lấy lại tài sản thừa kế tranh chấp đã bị bán bằng cách nào?

        ảnh chủ đề

        Người bị bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không?

        Thừa kế là hoạt động pháp lý, có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người bị bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Dưới đây là bài viết phân tích, làm rõ vấn đề này.

        ảnh chủ đề

        Phân chia di sản thừa kế là tiền bảo hiểm nhân thọ thế nào?

        Thừa kế bảo hiểm nhân thọ thuộc trường hợp yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong. Vậy phân chia di sản thừa kế là tiền bảo hiểm nhân thọ thế nào?

        ảnh chủ đề

        Nghĩa vụ trả nợ thay người chết của những người thừa kế

        Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay một lượng tài sản nhất định. Vậy nghĩa vụ trả nợ thay người chết của những người thừa kế được quy định như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Lựa chọn pháp luật áp dụng với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

        Thừa kế có yếu tố nước ngoài, người để lại thừa kế là cá nhân nước ngoài hoặc người nhận thừa kế là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; hoặc di sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; hoặc sự kiện chết xảy ra ở nước ngoài thì quan hệ thừa kể đó. Vậy việc lựa chọn pháp luật áp dụng vớ quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài như thế nào?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|30093|
        "