Di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế là gì? Quyền để lại di sản thừa kế đất đai? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với đất đai? Cách tính thuế đối với tài sản nhận thừa kế là bất động sản?
Người có quyền sử dụng đất có quyền để lại thừa kế cho người khác theo di chúc và theo pháp luật. Việc khai nhận di sản thừa kế đối với đất đai là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật. Vậy thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với đất đai như thế nào? Bài viết dưới đây của luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này?
1. Di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế là gì?
Theo Điều 612
Di sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống.
Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Việc khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật. Việc khai nhận di sản thừa kế chỉ xảy ra trong 02 trường hợp theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật; những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.
2. Quyền để lại di sản thừa kế đất đai?
Theo Điều 179 Luật đất đai 2013 Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được quy định như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
…”
Như vậy theo quy định của Điều luật trên, cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp đối tượng được giao đất là hộ gia đình, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo đó người sử dụng đất có quyền để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo di chúc thì di chúc phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015, Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Đối với người lập di chúc chưa thành niên: Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ: Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Điều kiện có hiệu lực của di chúc: Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu trên. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
3. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với đất đai?
Theo quy định của
Theo Điều này, việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Công chứng:
– Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
– Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Bên cạnh việc phải thực hiện đúng thủ tục công chứng bản khai nhận di sản thì cần đảm bảo hồ sơ khai nhận đúng và đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế bao gồm:
+ Di chúc.
+ Phiếu yêu cầu công chứng.
+ Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố một người đã chết,…).
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
+ Giấy tờ tùy thân của người thừa kế (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…).
+ Những giấy tờ khác (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,…).
4. Cách tính thuế đối với tài sản nhận thừa kế là bất động sản?
Đối với di sản nhận thừa kế là bất động sản, căn cứ tính thuế thuộc vào trường hợp quy định tại Điều 16
Theo Khoản 1 điều này thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp. Cụ thể ở tại điểm c Khoản 1 Điều này, đối với tài sản thừa kế là bất động sản thì giá trị bất động sản được xác định như sau:
– Đối với bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng bất động sản.
– Đối với bất động sản là nhà và công trình kiến trúc trên đất thì giá trị bất động sản được xác định căn cứ vào quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phân loại giá trị nhà; quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành; giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu.
Trường hợp không xác định được theo quy định trên thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Để tính thuế thu nhập cá nhân đối với di sản nhận thừa kế là bất động sản, cần dựa vào giá trị của di sản thừa kế và thuế suất. Cụ thể thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%. (Theo Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân).
Khi đã xác định được giá trị của di sản thừa kế và thuế suất thì số thuế thu nhập cá nhân mà người nhận di sản thừa kế phải nộp được tính như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế (giá trị di sản thừa kế được thừa kế) x Thuế suất 10%.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.
Như vậy qua phân tích ở trên, ta có thể thấy khai nhận di sản thừa kế đối với đất đai là thủ tục bắt buộc và phải được người được hưởng di sản thừa kế đối với đất đai trực tiếp khai nhận di sản theo hồ sơ, trình tự, thủ tục và quy định của Luật công chứng 2014. Đồng thời người nhận thừa kế cũng phải thực hiện đủ nghĩa vụ thuế đối với phần thu nhập từ thừa kế này.