Người lao động có những quyền và nghĩa vụ gì? Người sử dụng lao động có những quyền và nghĩa vụ gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ lao động?
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay, việc sử dụng lao động ngày càng gia tăng cả số lượng và chất lượng để tạo các nguồn nhân lực cho sản xuất, kinh doanh. Khi các cá nhân, tố chức, đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì trong các quan hệ lao động được thiết lập thông qua
Hợp đồng lao động cũng là căn cứ để hạn chế các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động và các tranh chấp lao động. Vậy các quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định như thế nào trong các văn bản của pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động
Quyền của người sử dụng lao động
Theo quy định tại “Bộ luật lao động năm 2019” thì người sử dụng lao động có quyền sau đây:
+ Trong quá trình sản xuất kinh doanh cần huy động thêm người lao động thì người sử dụng hoàn toàn được tuyển dụng thêm người lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình và giao công việc, điều hành quản lý lao động. Người sử dụng lao động có các quyền ban hành các chế độ thi đua khen thưởng và các chính sách xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.
+ Hiện nay thì ở nước ta có khá nhiều các tổ chức nghề nghiệp ở tất cả các lĩnh vực để nâng cao sản phẩm, dịch vụ và hội nhập trong nước và hội nhập quốc tế thì người sử dụng lao động có các quyền gia nhập, hoạt động hoặc thành lập các tổ chức nghề nghiệp, lĩnh vực mà mình đang kinh doanh và tham vào các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Do nhiều yếu tố khách quan xảy ra trong quá trình hoạt động dẫn đến người sử dụng lao động gặp khó khăn không thể tiếp tục hoạt động bình thường thì người sử dụng có quyền đóng cửa tạm thời cơ sở sản xuất kinh doanh và trụ sở nơi làm việc trong thời hạn nhất định theo quy định.
+ Trong quá trình hoạt động để bảo đảm các chế độ và bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu tập thể người lao động tham gia đối thoại và thương lượng để ký kết, xây dựng thỏa ước lao động tập thể các vấn đề trong quan hệ lao động về các quyền và lợi ích hợp pháp đối với người lao động mà hai bên đã đạt được thông qua đối thoại, thương lượng nhằm mục đích cải thiện về đời sống vật chất và tinh thần cho những người lao động đang làm việc cho người lao động, tham gia và xử lý các tranh cấp lao động phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trao đổi với các tổ chức công đoàn đối với những tổ chức có thành lập công đoàn cơ sở về các vấn đề trong quan hệ lao động và thực hiện thủ tục đình công theo đúng quy định.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
+ Trong quan hệ lao động thì ngoài các quyền của mình thì người sử dụng lao động còn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình và tuân theo và thực hiện theo đúng các cam kết, các nội dung mà giữa người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận trong các văn bản mà hai bên đã thống nhất, thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết, thực hiện các thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã xây dựng và các thỏa thuận khác mà hai bên đã xây dựng trong các văn bản của doanh nghiệp không trái với đạo đức xã hội và trái với các quy định của pháp luật.
+ Hiện nay trong các văn bản của nhà nước có quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân như trong đạo luật cao nhất hiện nay của nước ta là
+ Người sử dụng lao động lao động có nghĩa vụ tôn trọng nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế dân chủ ở cơ sở và tiến hành xây dựng cơ chế, thực hiện tổ chức, đối thoại với tập thể những người lao động hiện tại đang làm việc tại doanh nghiệp.
+ Người sử dụng lao động có nghĩa vụ xuất trình các giấy tờ có liên quan đến lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu kiểm tra, thanh tra và tiến hành lập sổ quản lý lao động và các chính sách về tiền lương.
+ Theo quy định của pháp luật thì trong thời gian ba mươi ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ cật nhật và khai trình tình hình sử dụng lao động và báo cáo định kỳ sáu tháng đầu năm, báo cáo cuối năm cho cơ quan quản lý về lao động của nhà nước ở địa phương về việc sử dụng và thay đổi lao động.
+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác về lao động, về chế độ chính sách về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tham gia bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
Các quyền của người lao động
Trong quan hệ lao động luôn tồn tại các quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động đều có các quyền và vụ ngang nhau theo quy định của pháp luật. Trong đó, người lao động cũng có các quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, làm những công việc, lựa chọn việc làm, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp mà không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, văn hóa, vùng miền, tuổi tác… đã được nhà nước ban hành và ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nhà nước như hiến pháp và các văn pháp pháp luật về lao động.
+ Người lao động có các quyền thỏa thuận với người lao động về các điều kiện làm việc, chế độ về tiền lương phù hợp với trình độ chuyên môn, công việc đang đảm nhiệm, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các chính sách bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khi thực hiện các công việc được giao, các chế độ, phúc lợi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật lao động như chế độ nghỉ phép năm hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động và hưởng các chế độ được quy định trong các nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã thống nhất.
+ Người lao động có các quyền thành lập gia nhập các hoạt động của công đoàn, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật lao động và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy chế dân chủ trong thỏa ước lao động tập thể, xây dựng nội quy lao động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động.
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động nếu người lao động có lý do chính đáng và được người sử dụng lao động vi phạm hợp đồng thì theo quy định của pháp luật người lao động hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng theo quy định.
+ Người lao động có quyền tham gia đình công theo đúng quy định của pháp luật để đòi các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Các nghĩa vụ của người lao động
Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
Trong quan hệ lao động người lao động có nghĩa vụ thực hiện theo đúng các cam kết thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động ghi nhận trong hợp đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã giao kết.
+ Người lao động có nghĩa vụ và tuân theo quy chế, nội quy và chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật lao động theo sự phân công, điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động theo quy định.
+ Thực hiện các các nghĩa vụ mà pháp luật quy định như việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Vì vậy, pháp luật quy định các quyền của người lao động và người sử dụng lao động nhằm ràng buộc nhau về quá trình thực hiện hợp đồng, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.