Giảm biên chế (hay còn được gọi là tinh giản biên chế) là khái niệm để chỉ quá trình đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế đối với những đối tượng dôi dư, không còn đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc, không thể tiếp tục sắp xếp công việc phù hợp. Vậy quyền lợi của người lao động khi bị giảm biên chế là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyền lợi của người lao động khi bị giảm biên chế là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có quy định cụ thể về chính sách thôi việc. Cụ thể như sau:
– Đối với chính sách thôi việc ngay. Các đối tượng tinh giản biên chế trong độ tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại phụ lục I, phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, và đồng thời không đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể hưởng chính sách về hưu trước tuổi căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, nếu thôi việc ngay tại các cơ quan và đơn vị mà mình đang công tác thì sẽ được hưởng các chế độ quyền lợi như sau:
+ Được hưởng trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm kiếm việc làm;
+ Được hưởng chợ cấp 1.5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có thực hiện chế độ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Đối với các trường hợp thôi việc sau khi đi học nghề. Đối tượng tinh giản biên chế trong độ tuổi dưới 45 tuổi, có đầy đủ sức khỏe và tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt tuy nhiên đang đảm nhận các công việc không còn phù hợp về trình độ đào tạo, không phù hợp với chuyên ngành đào tạo, các đối tượng đó có nguyện vọng được thôi việc, thì cơ quan và đơn vị tổ chức sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng đó đi học nghề trước khi giải quyết chế độ thôi việc, người lao động khi nghỉ việc trong trường hợp này sẽ phải tự tìm việc làm mới và được hưởng các chế độ như sau:
+ Được hưởng nguyên tiền lương hiện hưởng và được các cơ quan đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế, đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian các đối tượng đó đi học nghề (nếu thuộc một trong những đối tượng cần phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp), tuy nhiên thời gian hưởng tối đa không vượt quá 06 tháng;
+ Được chợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí của khoa học về trên thực tế, tuy nhiên tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để có thể đóng cho các cơ sở dạy nghề;
+ Sau khi kết thúc khóa học nghề, người lao động sẽ được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để có thể tìm kiếm việc làm mới;
+ Được hưởng chợ cấp một nửa (1/2) tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng chế độ bảo hiểm xã hội;
+ Trong thời gian đi học nghề vẫn sẽ được tính thời gian công tác liên tục tuy nhiên không được tính thâm niên công tác để có thể nâng bậc lương thường xuyên hằng năm.
Theo đó, các đối tượng giảm biên chế trong độ tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, độ tuổi nghỉ hưu thấp nhất và đồng thời không đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu thôi việc thì sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:
– Được nhận trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm kiếm việc làm mới;
– Được nhận trợ cấp 1.5 tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Tiền lương tính hưởng trợ cấp khi thôi việc do tinh giản biên chế được xác định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, Có quy định cụ thể về cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế. Theo đó:
– Tiền lương hiện hưởng được xác định là tiền lương của tháng liền kề trước khi người lao động bị tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính sẽ bao gồm nhiều bạn khác nhau, trong đó bao gồm mức tiền lương theo ngạch, tiền lương theo bậc, tiền lương theo chức vụ, tiền lương theo chức danh, tiền lương theo chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi nhận trong
– Tiền lương bình quân được xác định là khoản tiền lương tháng bình quân của 60 tháng trước khi người lao động bị tinh giản biên chế. Riêng đối với trường hợp người lao động chưa đủ 60 tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội thì tiền lương tháng bình quân sẽ được xác định là toàn bộ thời gian công tác của người lao động;
– Thời điểm được sử dụng làm căn cứ để tính độ tuổi hưởng chế độ và chính sách nghỉ yêu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của người lao động, trong trường hợp thành phần hồ sơ của người lao động không xác định ngày tháng sinh thì sẽ lấy ngày 01/01 của năm sinh của người lao động.
Theo đó, tiền lương hiện hưởng sẽ được xác định là tiền lương tháng liền kề trước khi người lao động bị tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm:
– Mức lương theo ngạch;
– Mức lương theo bật;
– Mức lương theo chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp;
– Mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động;
– Mức lương của người quản lý công ty;
– Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề;
– Tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tiền lương bình quân sẽ được xác định là tiền lương tháng bình quân của 60 tháng trước khi người lao động bị tinh giản biên chế. Riêng đối với trường hợp người lao động chưa làm đủ 60 tháng có đóng bảo hiểm xã hội thì tiền lương tháng bình quân của người lao động sẽ được tính là toàn bộ thời gian người lao động công tác.
3. Các trường hợp nào thực hiện tinh giản biên chế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có quy định cụ thể về đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Bao gồm:
– Các cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cấp xã, công chức cấp xã, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không có xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng chế độ và chính sách giống như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong những trường hợp cơ bản như sau:
+ Dôi dư sau khi thực hiện thủ tục ra soát, sắp xếp lại bộ máy nhà nước, tổ chức lại nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, xuất hiện hiện tượng dôi dư do các đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại bộ máy và nhân sự để thực hiện theo cơ chế tự chủ.,
+ Dôi dư do quá trình sắp xếp lại đơn vị hành chính thuộc cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Dôi dư do tiến hành hoạt động cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm tương ứng, tuy nhiên không thể sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác, đồng thời cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế, cơ quan trực tiếp quản lý phê duyệt;
+ Chưa đáp ứng đầy đủ trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ đối với vị trí việc làm mà mình đang đảm nhận, tuy nhiên không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí, và không thể bố trí đào tạo để chuẩn hóa chuyên môn nghiệp vụ, hoặc được cơ quan bố trí công việc khác tuy nhiên cá nhân đó đã tự nguyện thực hiện thủ tục tinh giản biên chế và đồng thời được đơn vị trực tiếp quản lý phê duyệt;
+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, các cán bộ, công chức, viên chức có một năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ, và một năm xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên không thể bố trí việc làm khác phù hợp, trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống, tuy nhiên cá nhân đó đã tự nguyện thực hiện thủ tục tinh giản biên chế và đồng thời được cơ quan trực tiếp quản lý phê duyệt;
+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế tuy nhiên trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do bị ốm đau, có xác nhận của các cơ quan bảo hiểm xã hội về việc chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật, trong năm trước liền kề hoặc trong lòng thực hiện thủ tục tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau và có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật, và đồng thời cá nhân đó tự nguyện tinh giản biên chế, được đơn vị trực tiếp quản lý phê duyệt;
+ Các cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, thôi giữ chức danh do sắp xếp và tổ chức lại bộ máy đơn vị hành chính nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
+ Các cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật tuy nhiên chưa đến mức bị bãi nhiệm/chưa đến mức bị buộc phải thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, tuy nhiên cá nhân đó đã tự nguyện tinh giản biên chế và được các đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp công lập, dôi dư do quá trình tổ chức lại hoặc cơ cấu lại nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, xuất hiện tình trạng dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, hoặc người hoạt động không chuyên trách ở thôn/tổ dân phố bị dôi dư do sắp xếp lại thôn/tổ dân phố theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế.
THAM KHẢO THÊM: