Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Chưa xem xét tinh giảm biên chế do đang mang thai muốn nghỉ việc được không?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Chưa xem xét tinh giảm biên chế do đang mang thai muốn nghỉ việc được không?
  • 23/02/202123/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    23/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Chưa xem xét tinh giảm biên chế do đang mang thai muốn nghỉ việc được không? Công chức được hưởng chế độ thôi việc khi nào?

    Chưa xem xét tinh giảm biên chế do đang mang thai muốn nghỉ việc được không? Công chức được hưởng chế độ thôi việc khi nào?


    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào luật sư. Tôi xin được hỏi câu hỏi như sau: là đối tượng tinh giản biên chế nhưng thuộc trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế (đang mang thai) nếu có nguyện vọng thôi việc thì có được hưởng chế độ thôi việc như trong nghị định 108 quy định hay không? Nếu không thì được hưởng những chế độ gì? Tôi xin cảm ơn.?

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Cơ sở pháp lý:

    Nghị định 108/2014/NĐ-CP

    Nghị định 46/2010/NĐ-CP

    2. Nội dung tư vấn:

    Trước hết, để được về hưu trước tuổi theo quy định về tinh giảm biên chế thì chị phải thuộc các trường hợp quy định tại Điều 6, Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

    Xem thêm: Mức biên chế viên chức đối với công tác thư viện

    “Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế

    1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

    b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

    c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;

    d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.

    đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

    e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

    g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.

    2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

    3. Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

    4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.

    5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, khi thôi làm đại diện phần vốn nhà nước, nhưng không bố trí được vào vị trí công tác mới.

    6. Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”

    Việc xét tinh giảm biên chế phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4, Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

    “Điều 4. Nguyên tắc tinh giản biên chế

    1. Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.

    2. Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    3. Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

    4. Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.

    5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.”

    Tuy nhiên có một số trường hợp chưa xem xét tinh giảm biên chế được quy định tại Điều 7, Nghị định 108/2014/NĐ-CP:

    “Điều 7. Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế

    1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

    2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

    3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”

    Như vậy, nếu bạn trong thời gian đang mang thai thì thuộc đối tượng chưa xem xét tinh giảm biên chế. Nhưng nếu bạn có nguyện vọng được nghỉ hưu trước tuổi và thuộc các đối tượng tinh giảm biên chế, đáp ứng yêu cầu tổ chức nhân sự trong nơi chị đang làm việc thì có quyền được hưởng chế độ về hưu trước tuổi. Nếu bạn xin thôi việc nếu được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý theo quy định tại Điều 59, Luật cán bộ công chức năm 2008 như sau:

    “Điều 59. Thôi việc đối với công chức

    1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Do sắp xếp tổ chức;

    b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

    c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.

    2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

    chua-xem-xet-tinh-giam-bien-che-do-dang-mang-thai-muon-nghi-viec-duoc-khong.

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật công chức, viên chức qua tổng đài: 1900.6568

    3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.”

    Như vậy, chị có thể làm đơn xin thôi việc gửi tới thủ trưởng cơ quan chị đang công tác. Nếu được đồng ý cho thôi việc thì chị sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên. (Điều 5, Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP). Và chế độ hưu trí thì chị sẽ đợi đến năm 55 tuổi thì sẽ được hưởng.

    Xem thêm: Hưởng lương hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 30.927 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Luật sư tư vấn trường hợp tinh giản biên chế
    - Đã vào biên chế Nhà nước có được hoãn gọi nhập ngũ không?
    - Đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế
    - Trình tự, thủ tục thực hiện tinh giản biên chế
    - Tư vấn trường hợp được xét tinh giản biên chế
    - Quyền hạn của cán bộ tư pháp xã chưa vào biên chế?
    Xem thêm
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Biên chế

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Biên chế là gì? Biên chế có lợi gì mà sao ai cũng muốn vào biên chế?

    Biên chế là gì? Biên chế có lợi gì mà sao ai cũng muốn vào biên chế? Quyền và nghĩa vụ của người nằm trong biên chế Nhà nước?

    Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở kế hoạch đầu tư

    Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở kế hoạch đầu tư. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Sở kế hoạch đầu tư.

    Chính sách thôi việc cho lao động nữ bị tinh giản biên chế

    Chính sách thôi việc cho lao động nữ bị tinh giản biên chế. Lao động nữ chưa đủ tuổi hưởng lương hưu bị tinh giản biên chế có được hưởng chế độ gì không?

    Quyền hạn của cán bộ tư pháp xã chưa vào biên chế?

    Tôi ký hợp đồng lao động để làm cán bộ tư pháp - Hộ tịch cấp xã thời hạn là 24 tháng. Vậy quyền hạn của cán bộ tư pháp xã chưa vào biên chế?

    Đã vào biên chế Nhà nước có được hoãn gọi nhập ngũ không?

    Tư vấn luật hành chính qua tổng đài 19001950. Luật sư tư vấn luật hành chính uy tín, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong lĩnh vực hành chính.

    Hỏi về vấn đề tinh giản biên chế

    Tôi đang làm việc trong một cơ quan Nhà nước, nay cơ quan có chính sách tinh giản biên chế. Trường hợp của tôi là đang nuôi con nhỏ 15 tháng tuổi, vậy tôi có thuộc trường hợp tinh giản biên chế hay không?

    Tư vấn trường hợp được xét tinh giản biên chế

    Tư vấn trường hợp được xét tinh giản biên chế. Thời gian hưởng chế độ ốm đau.

    Hỏi về chính sách thôi việc ngay trong tinh giản biên chế

    Luật sư cho tôi hỏi một chút được không ạ. Tôi đang tìm hiểu thông tin về chính sách thôi việc ngay trong tinh giản biên chế, luật sư có thể giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

    Đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế

    Đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế. Chế độ nghỉ hưu do tinh giản biên chế.

    Hỏi về trình tự thực hiện tinh giản biên chế

    Theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế thì trình tự thực hiện tinh giản biên chế được thực hiện như sau:

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện

    Khái quát chung về quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện quyền được học tập của trẻ em? Thực trạng về quyền được học tập và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện? Một số biện pháp nhằm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em trong các gia đình hiện nay?

    Án lệ là gì? Quy trình chọn lựa và áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử?

    Án lệ là gì? Quy trình chọn lựa và áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử? Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử. Trường hợp hủy bỏ thay thế án lệ. Giá trị pháp lý của án lệ.

    Phòng tư pháp là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng Tư pháp?

    Phòng tư pháp là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng Tư pháp? Khái niệm phòng tư pháp. Vị trí và chức năng phòng Tư pháp.

    Quota là gì? Cách tính hạn ngạch và tác động của Quota đến nền kinh tế?

    Quota là gì? Cách tính hạn ngạch và tác động của Quota đến nền kinh tế? Quota (hạn ngạch) có giống với thuế quan? Hạn ngạch hàng hóa được quy định trong các văn bản nào? Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch).

    Chế độ hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam

    Vài nét khái quát về quan hệ hôn nhân? Chế độ hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam? Sự kết hợp hôn nhân không tự do? Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện nguyên tắc không tự do? Chấm dứt hôn nhân thể hiện nguyên tắc không tự do?

    Những biểu hiện của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần

    Cơ sở lí luận? Biểu hiện của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần? Đánh giá về bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần?

    Bổ nhiệm là gì? Các quy định của pháp luật về bổ nhiệm lãnh đạo mới nhất 2021?

    Bổ nhiệm là gì? Các quy định của pháp luật về bổ nhiệm lãnh đạo mới nhất 2021? Trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, quản lý của Bộ, ngành, địa phương. Hồ sơ bổ nhiệm.

    Chủ tọa phiên tòa là gì? Thẩm quyền của chủ tọa phiên tòa?

    Chủ tọa phiên tòa là gì? Thẩm quyền của chủ tọa phiên tòa? Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa. Trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa.

    Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất

    Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành? Tính hiệu quả của nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất khi áp dụng trong thực tế?

    Đặc điểm các loại thị trường

    Khái niệm thị trường và phân loại thị trường? Thị trường cạnh tranh hoàn hảo? Thị trường độc quyền thuần túy? Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo? Liên hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay?

    Thống kê là gì? Khái niệm, chức năng và phương pháp thống kê?

    Thống kê là gì? Khái niệm, chức năng và phương pháp thống kê? Ứng dụng thống kê: Thống kê áp dụng cho toán học hay nghệ thuật; Ứng dụng thống kê, lý thuyết thống kê và toán thống kê.

    Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nói lên thực trạng của vấn đề tắc nghẽn giao thông thủ đô Hà Nội

    Cơ sở lý luận dùng để phân tích vấn đề tắc nghẽn giao thông ở thủ đô Hà Nội? Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nói lên thực trạng của vấn đề tắc nghẽn giao thông thủ đô Hà Nội? Một số giải pháp và kiến nghị?

    Các giai đoạn trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    Các giai đoạn trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Lập chương trình xây dựng pháp luật? Thành lập ban soạn thảo? Soạn thảo văn bản? Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật? Thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật? Ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

    Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

    Cơ sở pháp lý? Nội dung của nguyên tắc? Nguyên tắc trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ? Nguyên tắc trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội?

    Chuẩn mực xã hội là gì? Đặc điểm và tác dụng của chuẩn mực của chuẩn mực xã hội?

    Chuẩn mực xã hội là gì? Đặc điểm và tác dụng của chuẩn mực của chuẩn mực xã hội? Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội? Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực xã hội?

    Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử

    Khái quát về tôn giáo? Ảnh hưởng của Tôn Giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử? Ảnh hưởng của tôn giáo đến chữ viết? Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn học?Ảnh hưởng của tôn giáo đến nghệ thuật? Ảnh hưởng của tôn giáo đến khoa học tự nhiên?

    Phân tích vai trò của yếu tố giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách

    Giao tiếp là gì? Vai trò của yếu tố giao tiếp đới với sự hình thành, phát triển nhân cách? Liên hệ thực tiễn đối với bản thân? Liên hệ riêng đối với sinh viên trường luật? Liên hệ trong đời sống-xã hội?

    Vấn đề “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    Tính tất yếu khách quan của việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Tiền đề khách quan, chủ quan để Việt Nam bỏ qua tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội? Nhiệm vụ của Việt Nam khi bỏ qua Tư bản chủ nghĩa? Mục tiêu và phương hướng cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam?

    Quốc tịch là gì? Đặc điểm và nguyên tắc, căn cứ xác định quốc tịch

    Khái niệm quốc tịch là gì? Đặc điểm của quốc tịch? Quy định đối với người hai và không quốc tịch? Căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam? Đặc điểm và nguyên tắc, căn cứ xác định quốc tịch theo Luật quốc tịch mới nhất?

    Quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

    Hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên là gì? Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014?

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Biên chế là gì? Biên chế có lợi gì mà sao ai cũng muốn vào biên chế?
    10/02/2021
    Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở kế hoạch đầu tư
    20/02/2021
    Chính sách thôi việc cho lao động nữ bị tinh giản biên chế
    09/02/2021
    Quyền hạn của cán bộ tư pháp xã chưa vào biên chế?
    10/02/2021
    Đã vào biên chế Nhà nước có được hoãn gọi nhập ngũ không?
    10/02/2021
    Hỏi về vấn đề tinh giản biên chế
    10/02/2021
    Tư vấn trường hợp được xét tinh giản biên chế
    10/02/2021
    Hỏi về chính sách thôi việc ngay trong tinh giản biên chế
    10/02/2021
    Đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế
    10/02/2021
    Hỏi về trình tự thực hiện tinh giản biên chế
    10/02/2021