Người quản lý di sản thờ cúng? Người được giao di sản thờ cúng không thực hiện nghĩa vụ? Chia di sản thừa kế, tài sản sử dụng mục đích thờ cúng? Trách nhiệm của người quản lý di sản thờ cúng?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp. Hiện tại gia đình tôi đang sống trên mảnh đất của ông bà nội. Ông bà nội tôi thì đã mất từ lâu, nhưng sổ đỏ của nhà tôi là vẫn mang tên của ông bà nội. Hiện tại gia đình t muốn làm lại sổ đỏ. Tuy nhiên vì ông bà đã mất nên gia đình tôi cũng đã thoả thuận với cô dì chú bác rằng một phần sẽ để làm nhà thờ cúng và một phần sẽ thuộc quyền sở hữu của gia đình tôi. Mọi người cũng đã đồng ý.
Vậy cho tôi hỏi. Phần đất thờ cúng đó có cần phải đứng tên một cá nhân nào không? Nếu một cá nhân nào đó đứng tên thì cá nhân đó liệu sau này có thể bán phần đất thờ cúng đó không? Và thủ tục để tách đất cho gia đình tôi là như thế nào? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, ông bà nội của bạn đã mất từ lâu và có để lại một mảnh đất mà ông, bà là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông bà bạn chết, không để lại di chúc. Trong trường hợp này, trong thông tin bạn không nói rõ, ông, bà của bạn chết vào thời điểm nào, có lập di chúc hay không, nên trong trường hợp này, áp dụng quy định của pháp luật hiện hành thì căn cứ theo quy định tại Điều 612, điểm a khoản 1 Điều 650
Trường hợp 1: Trường hợp ông, bà chết đi có để lại di chúc hợp pháp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 609, 624 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình , để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Trong trường hợp này khi ông, bà của bạn chết đi thì di chúc hợp pháp, và là di chúc cuối cùng do ông (bà) để lại sẽ được đưa ra để phân chia theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015. Trong trường hợp này, việc phân chia đối với di sản thừa kế này được thực hiện theo ý nguyện của người để lại di sản trong nội dung di chúc. Trong trường hợp này căn cứ theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp, ông, bà của bạn có để lại một phần di sản thừa kế để dùng vào mục đích thờ cúng, được thể hiện rõ trong nội dung di chúc hợp pháp thì thực hiện việc phân chia thừa kế theo ý nguyện của người để lại di sản. Trường hợp, ông, bà có định đoạt người quản lý di sản thì trong trường hợp này, đối với phần đất được sử dụng vào mục đích thờ cúng sẽ do người được chỉ định trong di chúc quản lý. Trường hợp trong nội dung di chúc không chỉ định người quản lý di chúc hoặc người quản lý không thực hiện đúng di chúc thì những người thừa kế có thể chỉ định người quản lý di chúc.
Trường hợp này, những người thừa kế có thể thỏa thuận cử ra một người đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất được sử dụng vào mục đích thờ cúng; hoặc đề nghị về người quản lý di sản hoặc tất cả những người thừa kế đều cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, dù ai đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì họ cũng không có quyền bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tài sản này khi nội dung di chúc thể hiện phần đất này dùng vào mục đích thờ cúng.
Trường hợp trong nội dung di chúc của ông, bà không thể hiện việc để lại một phần di sản để dùng vào mục đích thờ cúng thì trong trường hợp này, việc xác định để lại một phần di sản để thờ cúng phụ thuộc vào thỏa thuận của những người thừa kế được hưởng di sản sau khi đã phân chia di sản theo nội dung di chúc.
Trường hợp 2: Trường hợp ông, bà chết, không để lại di chúc.
Khi ông bà chết không để lại di chúc thì di sản này sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế của ông, bà.
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật của ông, bà gồm:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 650, 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi ông, bà bạn chết mà không để lại di chúc thì phần di sản do mỗi người để lại trước khi chết sẽ được phân chia thành các phần bằng nhau cho những người thừa kế hợp pháp thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người mất (ở đây là ông, bà), gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người mất, vợ (chồng) của người mất, các con gồm con đẻ, con nuôi của người mất.
Trong trường hợp này, khi gia đình bạn muốn làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này mang tên gia đình bạn trên cơ sở thỏa thuận với các cô, dì, chú, bác để lại một phần để làm nhà thờ cúng, còn phần còn lại thuộc gia đình bạn. Trong trường hợp này, để tiến hành các thủ tục hợp pháp thì tất cả những người thừa kế của ông, bà sẽ phải tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế, lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với di sản của ông bà. Văn bản này phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013.
Sau khi thực hiện việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với di sản do ông bà để lại thì gia đình bạn có thể sử dụng văn bản này để thực hiện việc tách thửa và chuyển quyền sử dụng đất sang tên của mình.
Trường hợp này, việc một cá nhân có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất của ông, bà hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của những người thừa kế hợp pháp của ông, bà trong văn bản phân chia di sản thừa kế. Những người thừa kế của ông, bà có quyền thỏa thuận cho một người đại diện đứng tên hoặc tất cả những người thừa kế cùng đứng tên là đồng sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất thờ cúng này.
Khi phần đất này được sử dụng vào mục đích thờ cúng theo sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế hợp pháp của ông bà trong văn bản phân chia di sản thừa kế, và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì dù đứng tên một người hay nhiều người đồng sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những người này cũng không thể bán phần đất thờ cúng này được.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên, để thực hiện sự thỏa thuận của những người thừa kế về việc để lại một phần di sản do ông, bà để lại, sử dụng vào mục đích thờ cúng, còn phần còn lại chuyển quyền sang tên cho gia đình bạn trên Giấy chứng nhận thì bạn cần căn cứ vào tình huống thực tế để có sự xác định cụ thể.
Về thủ tục để tách thửa mảnh đất cho gia đình bạn từ mảnh đất của ông, bà bạn để lại.
Sau khi thực hiện việc phân chia di sản thừa kế, để xác định về phần diện tích đất mà gia đình bạn được thừa hưởng thì bạn sẽ phải tiến hành thủ tục tách thửa đất đồng sau đó tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ tên của ông, bà trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang tên của gia đình bạn hoặc của bạn. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ – CP, được hướng dẫn tại Điều 9, Điều 11 Thông tư 24/2014/TT – BTNMT thì gia đình bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa đất theo mẫu 11/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
- Các căn cứ để thực hiện thủ tục tách thửa như, bản sao các văn bản như văn bản phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế; giấy chứng tử của ông, bà.
- Giấy tờ tùy thân của người đi làm thủ tục.
Bạn nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để thực hiện thủ tục này.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đo đạc địa chính để chia tách thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Đồng thời văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bạn có thể kết hợp thủ tục tách thửa và thủ tục chuyển quyền sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do phân chia thừa kế.
Mục lục bài viết
1. Người quản lý di sản thờ cúng
Khoản 1 điều 670 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Người quản lý di sản thờ cúng là người do người lập di sản thờ cúng chỉ định trong di chúc, nếu người lập di chúc không chỉ rõ người quản lý đó trong di chúc thì những người thừa kế sẽ làm việc đó”.
Như vậy, có hai trường hợp đặt ra với vấn đề chỉ định thừa kế: hoặc do người lập di chúc chỉ định trong di chúc nhưng không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế; hoặc do người lập di chúc không chỉ định người quản lý phần di sản dung vào việc thờ cúng. Người thừa kế, theo luật quy định có quyền chỉ định người quản lý phần di sản đó, tuy nhiên không chỉ rõ các điều kiện thỏa mãn để có thể thực hiện quyền đó.
Một số trường hợp như : người không có quyền hưởng di sản, người từ chối nhận di sản, người bị truất quyền hưởng di sản là những trường hợp đặc biệt.
+) Người không có quyền hưởng di sản: có thể khẳng định, những trường hợp thuộc khoản 1 điều 643 Bộ luật dân sự không có quyền tham gia vào việc chỉ định người quản lý di sản do người không có quyền hưởng di sản, bên cạnh việc mất các quyền lợi về vật chất còn mất cả tư cách của người thừa kế theo pháp luật, và không phải người thừa kế đương nhiên sẽ không có tư cách tham gia vào việc chỉ định người quản lý.
+) Người từ chối nhận di sản: người từ chối nhận di sản là những người mất quyền lợi về tài sản thuộc di sản để lại, nhưng không vì thế mà bị mất đi tư cách người thừa kế và thể hiện mâu thuẫn giữa các bên liên quan nên họ có quyền tham gia vào việc chỉ định người quản lý.
+) Người bị truất quyền hưởng di sản: tuy không mất tư cách thừa kế về mặt pháp luật nhưng xét về ý chí và nguyện vọng của người lập di chúc, những người này lại không được công nhận.
Vì vậy, ta có thể xét theo 2 trường hợp: Nếu người lập di chúc chỉ truất quyền hưởng di sản theo pháp luật của người này bằng cách lập 1 hay nhiều người thừa kế theo di chúc và cho họ thừa kế toàn bộ số tài sản khác không dung vào việc thờ cúng thì người thừa kế vẫn có quyền tham gia vào việc chỉ định người quản lý phần di sản thờ cúng đó. Còn nếu trong di chúc, người lập chỉ rõ người bị truất quyền hưởng di sản không có quyền hạn gì đối với phần di sản dung vào việc thờ cúng thì người đó không có quyền tham gia vào việc chỉ định người quản lý.
2. Người được giao di sản thờ cúng không thực hiện nghĩa vụ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có trường hợp như sau muốn trình bày: Ông nội tôi mất cách đây 5 tháng, trong di chúc có giao cho bác trai tôi một ngôi nhà để bác thực hiện việc thờ cúng tổ tiên, nhưng nay bác tôi không thực hiện theo di chúc, thì gia đình tôi phải giải quyết thế nào? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Được quy định tại Ðiều 670 Bộ luật dân sự quy định di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Trong trường hợp bạn nêu, theo nội dung di chúc, ông bạn đã giao cho bác trai ngôi nhà và đất ở để bác ở và thờ cúng ông bà nên bác bạn được coi là người được chỉ định quản lý di sản thờ cúng. Tuy nhiên, hiện nay bác đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nên những người thừa kế của ông bạn có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
3. Chia di sản thừa kế, tài sản sử dụng mục đích thờ cúng
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Hiện tại gia đình tôi đã gặp vấn đề bán nhà và sau đó chia tài sản. Nhà này của ông bà nội hiện tại Ba và Mẹ tôi đang ở cùng với cô Năm, nhưng cô chỉ ở phía sau, không có thờ cúng ông bà. Việc thờ cúng trong nhà từ lúc ông bà mất đến giờ là ba mẹ tôi làm hết. Sau khi ông bà mất thì Ba tôi đứng tên chủ hộ trên sổ hộ khẩu. Ngoài cô năm ra thì còn 2 cô và một chú nữa không ở chung nhà, đều có tên trên sổ hộ khẩu.
Vậy luật sư cho tôi hỏi là sau khi bán nhà đi thì tài sản nhà chia như thế nào ạ! Và tôi có nghe người quen nói ai lo việc cúng ông bà tổ tiên sẻ được chia 2 phần tài sản ví dụ ở trường hợp của ba me tôi, không biết có đúng không luật sư. Nhờ luật sư thông tin lại. Cám ơn Ls.
Luật sư tư vấn:
Trước hết, Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Do đó, tài sản là đất đai đứng tên ông bà bạn thì sau khi ông bà bạn mất tài sản này được coi là di sản thừa kế. Nếu ông bà bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế được phân chia theo quy định của pháp luật.
– Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, trong trường hợp đất thuộc sở hữu riêng của ông bà bạn thì khi phân chia di sản theo pháp luật, phần di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Trường hợp bất động sản đứng tên chủ sở hữu là ông bà bạn thì không liên quan đến vấn đề những người có tên trong sổ hộ khẩu.
– Căn cứ Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
4. Trách nhiệm của người quản lý di sản thờ cúng
Tóm tắt câu hỏi:
Kinh gởi Luật sư. Cậu Mợ của tôi lập di chúc chỉ định tôi là người thờ cúng, nay cậu mợ tôi qua đời di chúc hợp pháp. Trong Di chúc ghi rõ nhà chỉ ở thờ cúng không được sang bán, cầm cố, thế chấp hoặc cho thuê mướn chỉ đề làm nơi thờ cung kiến họ (không ai tranh chấp hiện tôi đang quản lý thờ cúng). Như vậy sau khi sang tên chủ quyền tôi có phải đóng thuế suất 10% hay không?
Luật sư tư vấn:
Về di sản dùng vào việc thờ cúng, Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Theo như bạn trình bày, cậu mợ của bạn khi chết để lại di chúc nhà làm nơi thờ cúng và chỉ định bạn là người quản lý để thực hiện việc thờ cúng, như vậy căn nhà này được xác định là di sản dùng vào việc thờ cúng, di sản này theo quy định không được chia thừa kế mà chỉ được giao cho bạn là người được chỉ định quản lý. Điều này đồng nghĩa, căn nhà không thuộc quyền sử dụng hay sở hữu của cá nhân bạn, bạn cũng không được xác định là người thừa kế di sản của cậu mợ, chỉ là người quản lý tài sản.
Do đó bạn không thuộc đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập chịu thuế theo định tại Điều 18