Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp mà toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, bao gồm cả lĩnh vực liên quan đến phá sản. Vậy quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản mà Nhà nước đưa ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp mà toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Mục đích chính của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được; bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết; bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án.
Theo quy định của Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự, biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng với các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm;
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để kê biên tài sản đang tranh chấp;
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để thực hiện phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; để cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định;
Xét trong thực tế tiến hành, Tòa án chỉ tự ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp cụ thể như : Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt
Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản:
Áp dụng biện pháp tạm thời nhằm mục đích bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án diễn ra đúng nguyên tắc, tránh trường hợp làm thay đổi tính chất của vụ việc. Xét vào vấn đề doanh nghiệp, ta có quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản. Phá sản là bước cuối cùng mà sau khi doanh nghiệp đã tìm tất cả các biện pháp có thể được để cứu vãn tình hình nhưng không thành công và phải được xử lý phá sản theo quy định của pháp luật.
Phá sản không chỉ liên quan đến hoạt động kinh doanh, quyền và lợi ích của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh đó. Lúc này, trong một số trường hợp, để hoạt động phá sản diễn ra một cách chuẩn chỉnh, đúng hình thức, quy định của pháp luật thì cơ quan chức năng có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo quy định tại Luật phá sản 2014 thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cụ thể như sau:
+ Nhằm đảm bảo không gây ra tình trạng hư hỏng thêm đối với kho bán hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; hoặc cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản để kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản nhằm mục đích phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
+ Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản được áp dụng để niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm mục đích cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; ấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định;
+ Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản được áp dụng để các doanh nghiệp tiến hành tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
Như vậy, đối với các trường hợp cụ thể nêu trên, biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ được áp dụng. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản này nhằm mục đích bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản. Bởi lẽ, khi một doanh nghiệp làm thủ tục phá sản, người lao động sẽ là chủ thể trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi hoạt động này. Nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, sẽ khiến phát sinh “lưu thông” tình trạng tẩu tán tài sản, hao hụt đi quyền lợi của người lao động.
Một điều cần lưu ý rằng, đây là các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về mặt lý thuyết, còn trên thực tế, dựa vào quy định của luật, cùng thực tiễn vụ việc, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ điều chỉnh việc áp dụng này một cách linh hoạt và cụ thể nhất.
3. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản:
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung và biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản nói riêng được quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể như sau:
3.1. Nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản:
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ nộp đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền.
3.2. Tiếp nhận và giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản:
+ Nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn;
+ Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án đối với trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa;
+ Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, người yêu cầu xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm;
+ Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tình huống khẩn cấp thì Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu;
3.3. Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản:
Thẩm phán xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu.
Trên đây là quy trình, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, muốn đưa ra biện pháp khẩn cấp tạm thời, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải thụ lý, kiểm tra và xem xét đơn mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi lên. Nếu hợp lý, hợp pháp, Thẩm phán sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Luật phá sản 2014.