Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Biểu mẫu » Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (58-HC)

Biểu mẫu

Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (58-HC)

  • 10/06/202210/06/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    10/06/2022
    Biểu mẫu
    0

    Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (mẫu 58-HC) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết?

    Trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án hành chính thì có thể xảy ra các trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này có ý nghĩa trong việc đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính cũng như nhằm đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính đó. Khi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chủ thể quyết định phải ban hành văn bản có tên Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    * Cơ sở pháp lý:

    – Luật Tố tụng hành chính năm 2015;

    – Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
    • 2 2. Mẫu Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (mẫu 58- HC):
    • 3 3. Soạn thảo quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

    1. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

    Biện pháp khẩn cấp tạm thời là các biện pháp được áp dụng theo đề nghị của đương sự trong vụ án hành chính hoặc trong trường hợp cần thiết, xem xét phải áp dụng theo quy định tại Điều 66 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Theo quy định tại Điều 67 của Luật Tố tụng hành chính, thì chủ thể có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó chính là Hội đồng xét xử (trong trường hợp quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa xét xử vụ án chính) và Thẩm phán trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi tiến hành phiên tòa.

    Như vậy, với hai chủ thể quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác nhau và thời điểm quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là khác nhau, thì có hai mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác nhau; có quyết định dành cho Thẩm phán và quyết định dành cho Hội đồng xét xử. Hiện nay, hai mẫu quyết định này được ban hành theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính với số kí hiệu lần lượt là 56- HC và 58- HC.

    Có thể hiểu Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (mẫu 58- HC) chính là văn bản do Hội đồng xét xử vụ án hành chính ban hành khi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính. Văn bản này được sử dụng cả trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm.

    Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (mẫu 58- HC) được dùng để thể hiện việc Hội đồng xét xử đồng ý áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Văn bản này thể hiện các nội dung như hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; chủ thể đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; chủ thể bị đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề nghị áp dụng,…

    Xem thêm: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự

    Tại Khoản 3 Điều 73 Luật Tố tụng hành chính quy định như sau:

    “Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử thông báo, nêu rõ lý do cho người yêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa.”

    Như vậy, có thể thấy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (mẫu 58- HC) được ban hành ngay tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính là được ban hành “ngay” sau khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng và xem xét cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đảm bảo xét xử cũng như thi hành án hành chính.

    2. Mẫu Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (mẫu 58- HC):

    Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (mẫu 58- HC) được quy định trong phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính. Mẫu Quyết định như sau:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ……, ngày…….. tháng……. năm…..

    TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)

    Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)

    QUYẾT ĐỊNH

    ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

    TÒA ÁN NHÂN DÂN…………

    Thành phần Hội đồng xét xử sơ (phúc) thẩm gồm có:(3)

    Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)

    Xem thêm: Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    (Các) Thẩm phán: Ông (Bà)

    Các Hội thẩm nhân dân:

    1. Ông (Bà)

    2. Ông (Bà)

    3. Ông (Bà)

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 67 và khoản….(4) Điều 66 của Luật tố tụng hành chính;

    Sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời(5)

    của…….(6); địa chỉ:(7)

    Xem thêm: Thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Là……(8) trong vụ án……(9)

    Đối với…..(10); địa chỉ:(11)

    Là……(12) trong vụ án nói trên;

    Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    Xét thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời(13)

    là cần thiết(14)

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều(15)

    Xem thêm: Khái quát chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời

    của Luật tố tụng hành chính; (16)

    2. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án hành chính.

    Nơi nhận:

    (Ghi những nơi mà Tòa án phải cấp hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật tố tụng hành chính và lưu hồ sơ vụ án).

    TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

    Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa

    (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

    Ghi chú:

    Xem thêm: Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    – Nếu áp dụng bổ sung thì sau hai chữ “áp dụng” ghi thêm hai chữ “bổ sung”.

    3. Soạn thảo quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

    Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (mẫu 58- HC) được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:

    (1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

    (2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).

    (3) Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì chỉ ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa, bỏ dòng “(Các)Thẩm phán”; đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa, họ tên Thẩm phán, họ tên ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân. Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử phúc thẩm thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa, họ tên hai Thẩm phán, bỏ dòng “Các Hội thẩm nhân dân”.

    (4) Nếu trong quá trình giải quyết vụ án (thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính) thì ghi khoản 1; nếu trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính) thì ghi khoản 2.

    (5) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu (ví dụ: “Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính” hoặc “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định”.

    (6) và (7) Ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    Xem thêm: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính

    (8) và (9) Ghi địa vị tố tụng của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

    (10) và (11) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    (12) Ghi địa vị tố tụng của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    13) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu.

    (14) Ghi lý do tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính. Ví dụ: “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự” hoặc “để bảo vệ chứng cứ” hoặc “để bảo đảm việc thi hành án” (khoản 1 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính); “do tình thế khẩn cấp”, “cần phải bảo vệ ngay bằng chứng” hoặc “ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra” (khoản 2 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính).

    (15) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể quy định tại Điều nào của Luật tố tụng hành chính thì ghi Điều đó (ví dụ: áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính thì ghi Điều 70).

    (16) Ghi quyết định cụ thể của Tòa án (ví dụ: nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật buộc thôi việc quy định tại Điều 69 của Luật tố tụng hành chính thì ghi: “Buộc ông Nguyễn Văn A phải tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với chị Nguyễn Thị B).

    Xem thêm: Hạn chế của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Biểu mẫu
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.717 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Biện pháp khẩn cấp tạm thời


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (61-HC)

    Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Mẫu Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (mẫu 61-HC)? Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán?

    Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời (59-HC)

    Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời (59-HC)? Những quy định liên quan đến thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời?

    Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Tính chất, ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời?

    Biện pháp khẩn cấp tạm thời (Interim emergency measures) là gì? Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiếng Anh là gì? Tính chất của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự? Ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?

    Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự

    Các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, các hạn chế khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời?

    Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời? Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

    Thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Quy định về thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?

    Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính

    Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính là gì? Những biện pháp hành chính nào có thể sử dụng trong tố tụng hành chính? Thủ tục áp dụng như thế nào? Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính?

    Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản

    Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng.

    Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật trọng tài thương mại 2010

    Tòa án hỗ trợ vấn đề áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật trọng tài thương mại diễn ra như thế nào?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tuyên Quang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tuyên Quang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tuyên Quang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Trà Vinh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trà Vinh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trà Vinh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tiền Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tiền Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tiền Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Long? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Long ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Long?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Phúc ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Phúc?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Yên Bái? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Yên Bái ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Yên Bái?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thanh Hóa ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thanh Hóa?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Nguyên?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tây Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tây Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Sơn La? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Sơn La ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Sơn La?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Trị? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Trị?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ngãi? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ngãi ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ngãi?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Nam? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Nam ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Nam?

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay kèm hướng dẫn thủ tục

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay là gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay để làm gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Thủ tục ly hôn đơn phương?

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay kèm hướng dẫn chi tiết

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay là gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay để làm gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Một số vấn đề liên quan về giấy chứng nhận góp vốn? Những đối tượng có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá