Thay đổi hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa sơ thẩm là gì? Khi nào cần thay đổi hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Thay đổi hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa sơ thẩm là gì? Khi nào cần thay đổi hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
1.2. Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thẩm quyền quyết định thay đổi, hủy bỏ BPKCTT được xác định theo thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự. Trước khi mở phiên tòa việc giải quyết vụ án dân sự do một thẩm phán tiến hành nên việc thay đổi, hủy bỏ BPKCTT do một thẩm phán xem xét quyết định. Tại phiên tòa, việc giải quyết vụ án dân sự do hội đồng xét xử tiến hành nên việc thay đổi, hủy bỏ BPKCTT do hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
a. Thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Việc thay đổi BPKCTT được quy định tại Điều 121 BLTTDS và mục 10 Nghị quyết số 02/2005. Theo đó, khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì tòa án có thể quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung BPKCTT. Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 117 của BLTTDS và hướng dẫn tại các mục 5,6,7 Nghị quyết số 02/2005.
Trong trường hợp thay đổi BPKCTT mà người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc phải thực hiện biện pháp bảo đảm ít hơn biện pháp bảo đảm mà họ đã thực hiện, thì Toà án xem xét quyết định cho họ được nhận lại toàn bộ hoặc một phần khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá mà họ đã gửi trong tài khoản phong toả tại ngân hàng theo quyết định của Toà án, trừ trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
Trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn xin thay đổi BPKCTT mà BPKCTT không có lợi cho người bị áp dụng hoặc có đơn xin tòa án áp dụng bổ sung BPKCTT khác thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do trong đơn xin thay đổi và áp dụng BPKCTT bổ sung khác và cung cấp tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là chính đáng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b. Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Xem thêm: Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 122 BLTTDS. Theo đó, tòa án quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một trong các trường hợp sau: Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ; Người phải thi hành quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có người thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu; Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của BLDS.
Nếu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, tòa án phải xem xét quyết định để người yêu cầu áp dụng BPKCTT nhận lại tài sản bảo đảm đã nộp, trừ trường hợp người yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ 3.
Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Toà án phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ra quyết định cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
Xem thêm: Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự