Khi chúng ta đi thuê nhà khó tránh khỏi những trường hợp thêm những điều khoản vào trong hợp đồng. Theo đó thì việc bổ sung vào hợp đồng là rất cần thiết. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết nhất về mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà và các lưu ý khi ký kết phụ lục.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà được hiểu như thế nào?
Hợp đồng thuê nhà là văn bản hiện nay rất hay được sử dụng và không thể thiếu những phụ lục đi kèm từ đó mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà rất quan trọng bao gồm những thông tin về bên thuê và bên cho thuê nhà, nội dung hợp đồng thuê nhà đã ký kết, lý do và nội dung phụ lục bổ sung và các nội dung khác liên quan mà bạn cần quan tâm, tìm hiểu khi soạn thảo hợp đồng thuê nhà và phụ lục kèm theo để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình.
Căn cứ dựa trên Điều 403
Căn cứ dựa theo quy định này ta thấy rằng có những nội dung của phụ lục Hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng ban đầu. Nếu có thì điều khoản đó sẽ không có hiệu lực trừ trường hợp các bên chấp nhận phụ lục có điều khoản trái thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng ban đầu đã được sửa đổi.
Trên thực tế cũng không khó để chúng ta thấy có những trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản trong hợp đồng này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo đó chuncg ta cũng nên luu ý đê thực hiện theo phụ lục hợp đồng đã đề ra.
Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà được dùng vào mục đích sau đây:
Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà là mẫu vưn bản để cho chúng ta có thể bổ sung nội dung cũng như thêm mới các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà, giúp bản hợp đồng thuê nhà được kĩ càng và chi tiết hơn, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm các bên mà không cần phải làm lại nhiều lần, chỉnh sửa hợp đồng mất thời gian.
Phụ lục hợp đồng được chia làm hai loại. Đó là:
+ Loại 1: Phụ lục hợp đồng thuê nhà xuất hiện để bổ sung cho hợp đồng chính và được lập đồng thời với hợp đồng chính. Phụ lục này thường quy định cụ thể nhằm làm sáng tỏ mọi nội dung có trong hợp đồng chính.
+ Loại 2: Phụ lục hợp đồng để bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của hợp đồng thuê nhà đã được lập trước đó. Phụ lục hợp đồng loại này xuất hiện để thay đổi các nội dung của hợp đồng thuê nhà đã lập. Ví dụ như: Gia hạn, rút ngắn thời hạn hợp đồng. Điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị theo hợp đồng thuê nhà. Sửa đổi hoặc bổ sung một số thông tin của các bên,…
2. Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
(Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng (1) ….ngày …./…./…..)
Hôm nay, ngày … tháng …. năm ……., tại …… Chúng tôi gồm:
BÊN (2): (Sau đây gọi tắt là Bên A)
Ông: …… Sinh năm: ……
CMND/CCCD số: …. do …… cấp ngày ….
Hộ khẩu thường trú tại: ……..
Bà: ….. Sinh năm: ……..
CMND/CCCD số: ……. do …….. cấp ngày …….
Hộ khẩu thường trú tại: …..
BÊN (2): (Sau đây gọi tắt là Bên B) CÔNG TY ……
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: …, do Sở Kế hoạch và Đầu tư ….. cấp, đăng ký lần đầu ngày …. đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày ….
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Đại diện bởi ông/bà: ……. Chức vụ: …
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …… do ….. cấp ngày ……
Hai bên cùng thống nhất lập Phụ lục hợp đồng này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hợp đồng …. ký ngày …./…../….. (Sau đây gọi là Hợp đồng ……) như sau:
Điều 1: Sửa đổi vào Khoản … Điều ….. của Hợp đồng …… như sau:
Từ: “………
…..”
Thành: “………
…….”
Điều 2: Các nội dung khác của Hợp đồng ….. ngày …/…/…… giữ nguyên, không thay đổi như Hợp đồng …….
Điều 3: Phụ lục Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng ……. mà hai bên đã ký kết ngày…./…./…..
Hai bên đã đọc lại Phụ lục Hợp đồng này, đều thống nhất và ký/đóng dấu vào Phụ lục này để làm bằng chứng.
Phụ lục Hợp đồng được lập thành ……(……) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. bản làm bằng chứng.
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà:
(1) Thường Hợp đồng có rất nhiều loại Hợp đồng như: Hợp đồng kinh tế,
Ví dụ: Hợp đồng kinh tế số 123/HĐKT ngày 01/01/2019 giữa Công ty A và Công ty B.
(2) Căn cứ vào tên Hợp đồng cũng như mục đích của Hợp đồng để ghi rõ, cụ thể các bên giao kết.
Ví dụ: Nếu là Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất thì Bên A sẽ là Bên thế chấp, bên B sẽ là bên nhận thế chấp.
Ngoài ra, còn căn cứ vào chủ thể giao kết Hợp đồng để liệt kê cho chính xác. Cụ thể:
– Nếu chủ thể giao kết là cá nhân thì ghi các nội dung: Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại …
– Nếu chủ thể giao kết là tổ chức, pháp nhân thì phải ghi rõ thông tin của pháp nhân đó trên Giấy đăng ký kinh doanh (Mã số kinh doanh, cơ quan cấp, ngày cấp đăng ký lần đầu, ngày thay đổi nội dung đăng ký, địa chỉ trụ sở, người đại diện…) kèm thông tin về người đại diện.
(3) Những nội dung chính của Phụ lục Hợp đồng này.
– Nếu sửa đổi, bổ sung thì ghi rõ trước khi sửa đổi là gì và sau khi sửa đổi thành gì.
– Nếu hủy bỏ điều khoản nào thì cũng ghi rõ là bỏ khoản…. điều…. của Hợp đồng…..
4. Những lưu ý khi lập phụ lục Hợp đồng:
Đầu tiên, khi lập phụ lục hợp đồng chúng ta cần chú y tới hình thức lập phụ lục theo quy định ở trên, vì phụ lục Hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng. Do đó, nếu Hợp đồng được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực, phải đăng ký …. thì phụ lục hợp đồng cũng phải tuân theo những quy định như thế.
Bên cạnh hình thức thì còn về nội dung thì hiệu lực và nội dung của nó phụ thuộc hoàn toàn vào Hợp đồng nên khi xác lập phụ lục, phải căn cứ vào nội dung của Hợp đồng ban đầu. Theo đó, nội dung của phụ lục vừa không được trái với nội dung của Hợp đồng vừa không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Một hợp đồng có thể đính kèm với nhiều mục phụ lục bổ sung. Điều này đã được ộ luật Dân Sự thông qua nhằm đáp ứng đúng tình trạng của hai bên lập đồng. Trong quá trình làm việc, nếu phát sinh điều khoản hoặc yêu cầu thì hai bên lập hợp đồng có thể bàn luận để sửa đổi, chỉnh sửa và bổ sung thêm trong phần phụ lục mới. Tuy nhiên, với hợp đồng lao động chỉ được đính kèm một phụ lục duy nhất.
Ngoài ra, còn cần phải căn cứ vào đối tượng tham gia ký kết Hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, không được ép buộc, lừa dối và ký kết đúng thẩm quyền, phạm vi.
+ Đảm bảo đối tượng của phụ lục hợp đồng thuê nhà là những hàng hoá mà pháp luật không cấm và không trái đạo đức xã hội.
+ Đảm bảo người giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện tham gia
+ Đảm bảo người tham gia phụ lục hợp đồng mua bán có năng lực hành vi dân sự.
+ Khi tham gia soạn thảo và ký kết hợp đồng, các bên trong phụ lục hợp đồng cần phải lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền. Phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh các tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng với thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền, vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền.
Trong trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu hóa, tuy nhiên, nội dung chính của hợp đồng vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực. Ví dụ như, phụ lục Hợp đồng cho thuê nhà giữa chủ nhà và người thuê nhà vô hiệu hóa, hợp đồng giữa đôi bên sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến ngày đã ký kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong truong hợp nếu hợp đồng bị vô hiệu thì đồng nghĩa cả phụ lục cũng không còn tác dụng nữa.
Cuối cùng, để chúng ta có thể thực hiện tốt hợp đồng và nhằm tránh các tranh chấp nếu có xảy ra trong tương lai, các bên được nhắc đến trong phụ lục hợp đồng phải chú ý đến bên đại diện ủy quyền. Theo đó thì bên ủy quyền có nhiệm vụ chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp sau này hoặc do quá trình ký kết diễn ra không hợp lệ với thẩm quyền. Hoặc đã ngoài tầm kiểm soát của đại diện ủy quyền theo quy định của pháp luật.