Khi phân chia thừa kế có được tính đến công sức của người bảo quản không? Chia thừa kế theo pháp luật.
Khi phân chia thừa kế có được tính đến công sức của người bảo quản không? Chia thừa kế theo pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông bà nội cháu đẻ được 8 người con, 6 người con gái và hai người con trai là bố cháu (thứ 4 sinh năm 1957) và bác thứ 3. Bà nội cháu mất sớm trước năm 1972. Bác thứ 3 mất cũng đã lâu. Bố cháu phải làm lụng vất vả từ bé để phụ giúp kinh tế cho Ông nội và chăm sóc cho các cô do các cô còn nhỏ các bác gái thì đi lấy chồng sớm và không phụ giúp được gì cho bố cùng các em. Năm 1972 bố cháu cùng ông nội có mua lại một mảnh đất ao của ông xxx người cùng xóm với diện tích 456m2 để bố cháu nuôi thả cá giống. Tại thời điểm mua bán không có giấy tờ chuyển nhượng đất mà chỉ giao kèo bằng miệng. Bố cháu thực hiện nuôi cá giống trên mảnh đất đó để phụ giúp ông về kinh tế và chăm lo cho các em. Sau đó bố cháu đi bộ đội, sau 4 năm phục vụ ở chiến trường Camphuchia, bố cháu trở về quê để chăm lo cho ông nội và các cô. Sau đó Bố cháu lấy mẹ cháu và vẫn ở cùng ông nội và các cô của cháu trên mảnh đất 102 m2 là tài sản của ông bà. Khoảng năm 1993 cô Tám nhà cháu (là cô út) đi lấy chồng bố mẹ cháu đã phải lo toàn bộ chi phí cưới hỏi cho cô Tám (do lúc này ông nội cháu đã tuổi cao, sức yếu lại thường xuyên uống rượi nên không còn là lao động chính trong nhà). Từ đó đến năm 2001 Ông nội cháu vẫn sống cùng bố mẹ cháu và được bố mẹ cháu phụng dưỡng. Năm 2001 Ông nội cháu mất, bố mẹ cháu đứng ra lo ma chay, giỗ chạp cho cả ông nội và bà nội cho đến nay. Năm 2008 bố cháu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các mảnh đất 102m2 và 456m2 do sử dụng ổn định, lâu dài và nộp thuế đầy đủ (bố cháu vẫn giữ được biên lai nộp thuế đứng tên bố cháu từ năm 1972) không có tranh chấp gì, việc cấp giấy chứng nhận tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật có dán giấy và thông báo ở xã 30 ngày các cô các bác của cháu đều đồng ý và không có ý kiến gì (nhưng không có giấy xác nhận). Năm 2010 Bố cháu có bán mảnh đất 102 m2 cho bà Nguyễn Thị Miền (đã được sự đồng ý của các cô, các bác) do bố cháu có họp gia đình xin ý kiến nhưng không có giấy tờ. Đến giữa năm 2010 do nảy sinh mâu thuẫn giữa các anh chị em của bố cháu, các cô, bác đã khởi kiện bố cháu đòi quyền chia mảnh đất 456m2. Khi biết chuyện ông xxx đã bán mảnh đất cho ông và bố cháu đã ký vào giấy xác nhận việc bán mảnh đấy 456 m2 là bán cho bố cháu vì tiền để mua mảnh đất là tiền do bố cháu tiết kiệm được khi đi làm cá cùng ông nội và giấy tờ có xác nhận của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã. Nhưng các cô các bác cháu không đồng ý và nhất định đòi chia mảnh đất 102m2 và 456m2 theo luật thừa kế. Bác gái cả đã đi lấy chồng >40 năm, cô út cũng đã lấy chồng >20 năm và trong suốt quá trình không có trách nhiệm hay đóng góp gì cho những mảnh đất trên, cũng không chăm sóc, nuôi dưỡng ông nội cháu được ngày nào. Vậy Luật sư cho cháu hỏi việc đòi chia thừa kế như vậy là đúng hay sai? Và nếu như vậy thì quyền lợi của bố cháu ngoài là người hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất thì có được tính công sức giữ gìn tài sản không? Nếu có thì tính như thế nào? (Vì nếu bố cháu không đóng thuế cho nhà nước thì mảnh đất 456m2 đã bị thu hồi). Mong các luật sư phản hồi sớm cho cháu biết. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
–
2. Giải quyết vấn đề:
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.
Theo quy định Bộ luật Dân sự 2005 thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Trong trường hợp người mất không để lại di chúc thì sẽ thực hiện chia thừa kế theo pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp, ông bạn mất không để lại di chúc, di sản để lại gồm có: 102m2 đất và phần góp mua chung với bố bạn 456m2.
Thứ nhất, đối với mảnh đất 102m2:
Theo thông tin bạn cung cấp, phần đất này là đất của ông bà bạn, bố mẹ bạn ở nhờ trên đó, khi ông bà mất không để lại di chúc, thì về nguyên tắc, phần đất này sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
>>> Luật sư tư vấn công sức của người quản lý đối với thừa kế tài sản: 1900.6568
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Trường hợp này, hàng thừa kế thứ nhất gồm có các anh chị em của bố bạn, bác ba của bạn đã mất trước nên sẽ xác định chia cho những người thừa kế thế vị của bác ba bạn gồm vợ và các con (nếu có).
Thứ hai, đối với phần đất 456m2, theo thông tin của bạn, đây là phần đất do bố bạn và ông bạn cùng góp mua chung, vì vậy, việc phân chia phần đất này sẽ được xác định như sau:
Trước hết, xác định phần đất của ông bạn trong 456m2 đất chung, việc xác định phần đất này phụ thuộc vào công sức đóng góp hoặc thỏa thuận giữa ông bạn với bố bạn trước đó. Nếu không xác định được thì sẽ chia đôi làm 02 phần bằng nhau, ông bạn 228m2, bố bạn 228m2.
Phần đất của ông bạn là 228m2, đây là di sản thừa kế, di sản này sẽ chia thừa kế theo pháp luật như trên. Hiện nay, pháp luật không quy định người thừa kế trông giữ, có công sức chăm sóc người để lại di sản thừa kế trước khi mất hoặc tự trông di sản thừa kế thì sẽ được chia nhiều phần di sản thừa kế hơn. Tuy nhiên, cha bạn có thể được hưởng phần thù lao theo thỏa thuận của những người được hưởng di sản thừa kế, và được chi trả các khoản mà bố bạn đã chi trong quá trình trông nom, quản lý di sản thừa kế.