Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được coi là tài sản không? Quy định về tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2015? Sổ đỏ có được coi là một loại giấy tờ có giá không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn được gọi là sổ đỏ hiện nay theo quy định của
Hiện nay cũng rất nhiều tranh chấp liên quan đến đất đai như: lấn chiếm đất, sử dụng đất trái phép, thừa kế, các giao dịch chuyển nhượng….Một trong những tranh chấp cũng nhiều người gặp phải đó là đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người khác cầm giữ không trả. Vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được coi là tài sản không? Có thể kiện ra tòa để đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người khác đang giữ không?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật hiện hành về quyền tài sản:
Quyền tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Quyền chiếm hữu là chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua. Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó. Như vậy người sử dụng đất không có quyền định đoạt về đất đai.
2. Quyền chung của người sử dụng đất:
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. Người sử dụng đất chỉ được nhà nước trao cho quyền sử dụng, khi nào nhà nước cần thì nhà nước sẽ thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quyền chung của người sử dụng đất:
Thứ nhất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ hai, hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
Thứ ba, hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
Thứ tư được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
Thứ năm, được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
Thứ sáu, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
Thứ bảy, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được coi là tài sản không?
Trong thực tế, rất nhiều người hiểu sai bản chất của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ xem đó như một loại tài sản thuộc về chủ sở hữu. Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, theo quy định tại khoản 1 Điều 105 và Điều 115 BLDS 2015 về tài sản và quyền tài sản và như đã phân tích ở trên thì Giấy chứng nhận không phải là tài sản hay quyền tài sản, nó chỉ là chứng thư pháp lý thể hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
Do đó, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy, đương sự không có quyền khởi kiện tại Tòa án. Đồng thời, vấn đề này cũng đã được hướng dẫn tại Mục 3 Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Theo văn bản hướng dẫn xét xử số 141/TANDTC-KHXX của Tòa án nhân dân tối cao, giấy tờ có giá cũng giải thích các loại giấy như Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ôtô…) không phải là “giấy tờ có giá”.
Giấy chứng nhận không phải là tài sản do đó, Giấy chứng nhận không trị giá được thành tiền. Từ những phân tích nêu trên và các khái niệm đã nêu ở mục 1 và những phân tích về quyền tài sản, ở mục 2 ,3 có thể kết luận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là tài sản.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một thắc mắc về quy định tài sản, luật sư có thể cho tôi biết
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật dân sự quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Căn cứ theo Điều 115
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng Quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo quy định tại điều 105
Trong quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015, Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 đều coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là quyền tài sản.
Như vậy, theo quy định trên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không phải là vật, cũng không phải là tiền hay giấy tờ có giá. Đó chỉ là một chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất, nó ghi nhận quyền tài sản của người sử dụng đất.