Đóng bảo hiểm thất nghiệp và vấn đề hưởng trợ cấp thôi việc
Đóng bảo hiểm thất nghiệp và vấn đề hưởng trợ cấp thôi việc
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp dựa trên cơ sở tiền lương của người lao động (khoản 2 Điều 41 Luật việc làm 2013). Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi việc làm theo
"-
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng."
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
(khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013).
– Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp: người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động.
– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng:
Người lao động
Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm. (khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013).
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức. (khoản 1, khoản 3 Điều 45 Luật việc làm 2013).
– Đới với vấn đề hưởng trợ cấp thôi việc:
Trợ cấp thôi việc là loại trợ cấp chi trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật lao động 2012:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ;
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động 2012:
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Như thế cơ sở để tính thời gian đóng hưởng bảo hiểm thất nghiệp dựa trên thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hai loại này bù trừ cho nhau. Nghĩa là người lao động trong cùng một thời điểm chỉ có thể hưởng trợ cấp thôi việc hoặc bảo hiểm thất nghiệp.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 trở đi, kể từ ngày Luật việc làm 2013 có hiệu lực thì người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Vì thế, các trường hợp ký hợp đồng lao động từ năm 2015 trở đi, số tiền chủ yếu được hưởng là từ bảo hiểm thất nghiệp. Trợ cấp thôi việc trong trường hợp này rất ít và gần như không có. Trợ cấp thôi việc được hưởng nhiều hơn khi mà người lao động ký hợp đồng lao động trước năm 2015.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Dù là được hưởng rất ít nhưng vẫn được quy định trong Bộ luật lao động 2012 bởi đây là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, giúp người lao động hưởng tối đa các khoản trợ cấp khi họ thôi việc.