Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn luật đất đai
    • Tư vấn luật dân sự
    • Tư vấn doanh nghiệp
    • Tư vấn luật hình sự
    • Tư vấn luật hôn nhân
    • Tư vấn luật lao động
    • Tư vấn luật thừa kế
    • Tư vấn sở hữu trí tuệ
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu Luật
  • Sinh viên Luật
  • Thông tin hữu ích
    • Cuộc sống
    • Địa chỉ
    • Kinh tế
    • Giáo dục
    • Tâm lý
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Điều kiện hưởng, cách tính mức hưởng trợ cấp mất việc làm

  • 04/10/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    Tư vấn pháp luật
    0
    Theo dõi Luật Dương Gia trên Google News

    Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm? Cách tính trợ cấp mất việc làm?

      Hợp đồng lao động là một loại hợp đồng đặc biệt là được sử dụng khá phổ biến. Hiện nay, đa số người lao động khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động vẫn còn chưa hiểu rõ về các quy định pháp luật. Chính bởi vì vậy mà trên thực tế, đã có nhiều trường hợp khi phát sinh nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động do những thiếu sót về kiến thức nên giữa người lao động và người sử dụng lao động phát sinh nhiều tranh chấp. Rất nhiều doanh nghiệp và người lao động đang hiểu sai về trợ cấp mất việc làm của người lao động. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về điều kiện hưởng, cách tính mức hưởng trợ cấp mất việc làm.

      Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

      1. Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm:

      Trợ cấp mất việc làm của người lao động được là khoản trợ cấp mà các chủ thể là người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019.

      Theo khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019, các chủ thể là người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động mà đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

      – Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

      – Bị mất việc làm do:

      + Bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ: Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.

      + Bị mất việc làm vì lý do kinh tế: Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

      + Bị mất việc làm do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

      + Bị mất việc làm do bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

      + Bị mất việc làm do chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

      Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các chủ thể là người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

      2. Cách tính trợ cấp mất việc làm:

      Theo Điều 47 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nội dung sau đây:

      Các chủ thể là người lao động đủ điều kiện sẽ được nhận mức trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

      Cụ thể: Mức trợ cấp mất việc làm = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp.

      Cần lưu ý đối với trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 24 tháng thì các chủ thể là người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

      Theo Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính Phủ đã hướng dẫn cụ thể về cách xác định thời gian làm việc và tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm như sau:

      Thứ nhất: Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm:

      Theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

      Cụ thể: Thời gian làm việc tính trợ cấp = Tổng thời gian làm việc thực tế – Thời gian đã tham gia BHTN – Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm.

      Trong đó:

      – Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế bao gồm:

      + Thời gian trực tiếp làm việc.

      + Thời gian thử việc.

      + Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học.

      + Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản.

      + Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương.

      + Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương.

      + Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động.

      + Thời gian nghỉ hằng tuần.

      + Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương.

      + Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động.

      + Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

      Cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt xác định tổng thời gian thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng:

      + Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà các chủ thể là người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp đó trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng các chủ thể này lại chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần khi phục viên hoặc trợ cấp xuất ngũ, chuyển ngành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính cả thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho mình và thời gian người lao động đã làm việc thực tế ở khu vực nhà nước trước đó.

      Thời gian làm việc thực tế của người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 bao gồm: thời gian làm việc thực tế ở cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian làm việc ở doanh nghiệp nhà nước.

      + Trong trường hợp các chủ thể là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động mà khi các chủ thể là người lao động và người sử dụng lao động chấm dứt từng hợp đồng lao động nhưng người lao động lại chưa được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì thời gian thực tế làm việc cho người sử dụng lao động là tổng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động trừ thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ bởi vì toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật nước ta cấm thực hiện, hợp đồng lao động mà người lao động bị xử lý kỷ luật lao động sa thải, hợp đồng lao động mà người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật (nếu có).

      + Trong trường hợp các chủ thể là người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã theo phương án sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cụ thể như sau:

      Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo các quy định cụ thể tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động trước và sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

      Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Thời gian các chủ thể là người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

      Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với cả thời gian người lao động làm việc tại khu vực nhà nước mà được tuyển dụng lần cuối trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 vào doanh nghiệp trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.

      – Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bao gồm:

      + Thời gian người lao động đã tham gia BHTN.

      + Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.

      – Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:

      + Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm.

      + Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.

      Thứ hai: Tiền lương tháng để tính trợ cấp mất việc làm:

      Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính Phủ thì tiền lương tháng tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

      Trong trường hợp người lao động làm việc theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương tính trợ cấp mất việc làm được xác định như sau:

      – Tiền lương tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

      – Nếu hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên vô hiệu (vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức trong thỏa ước lao động tập thể) thì tiền lương tính trợ cấp mất việc làm sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể.

      Cần lưu ý rằng kinh phí được dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Mức hưởng

        Trợ cấp mất việc làm


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Công ty giải thể có phải trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc không?

        Sau đại dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cũng như các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, thực tế không ít doanh nghiệp, công ty rơi vào thua lỗ dẫn đến giải thể. Vậy, khi công ty giải thể thì Công ty có phải trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc không?


        ảnh chủ đề

        Phân biệt trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

        Khi người lao động nghỉ việc, tuỳ từng trường hợp, người lao động sẽ được hưởng những khoản trợ cấp thích hợp. Hiện nay, pháp luật đặt ra các khoản trợ cấp như: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc. Tuy nhiên, hiện nay người lao động chưa thể phân biệt được cụ thể 03 khoản trợ cấp trên. Do đó, bài viết sau sẽ phân biệt trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc.

        ảnh chủ đề

        Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc, giảm giờ làm

        Khi công ty hay doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh thì sẽ phải thực hiện phương án sử dụng lao động dẫn đến nhiều người lao động bị mất việc làm hay giảm giờ làm. Vậy những người lao động bị mất việc làm hay giảm giờ làm thì được hưởng trợ cấp như thế nào? Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc, giảm giờ làm được quy định như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Tiền mai táng phí là gì? Mức hưởng mai táng phí là bao nhiêu?

        Như đã biết thì chế độ mai táng phí là khoản tiền được hỗ trợ dành cho người đã chết và thân nhân của họ khi người đã chết thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tử tuất mà pháp luật quy định. Vậy Tiền mai táng phí là gì? Mức hưởng mai táng phí là bao nhiêu?

        ảnh chủ đề

        Quy định mức hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị

        Quy định mức hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị? Hồ sơ, trách nhiệm, trình tự giải quyết trợ cấp tai nạn và trợ cấp chết do tai nạn hoặc do ốm đau, tai nạn rủi ro của quân nhân dự bị?

        ảnh chủ đề

        Phạm vi và mức hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

        Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế? Mức hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế?

        ảnh chủ đề

        Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến mới nhất

        Bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến là gì? Bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến tiếng anh là gì? Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến? Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến?

        ảnh chủ đề

        Thôi việc là gì? Điều kiện hưởng và cách tính mức hưởng trợ cấp thôi việc?

        Thôi việc là gì? Điều kiện hưởng và cách tính mức hưởng trợ cấp thôi việc? Quyền và nghĩa vụ của người lao động? Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động?

        ảnh chủ đề

        Trợ cấp mất việc làm là gì? Trường hợp hưởng, mức hưởng trợ cấp mất việc làm?

        Khái niệm trợ cấp mất việc làm là gì? Trường hợp được hưởng, mức hưởng trợ cấp mất việc làm? Những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|595378|