Tinh giản biên chế là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là bài phân tích về chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định mới nhất 2023.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tinh giản biên chế và nguyên tắc tinh giản biên chế:
– Tinh giản biên chế là khái niệm khá quen thuộc trong thực tiễn đời sống hiện nay. Thực tế, có thể hiểu, tinh giản biên chế là việc áp dụng các giải pháp phân loại, sàng lọc nhằm loại ra khỏi bộ máy những biên chế không cần thiết, làm cho đội ngũ cán bộ công chức tại Việt Nam chất lượng hơn, tinh thông hơn.
– Việc tinh giản biên chế phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể sau đây:
+ Nguyên tắc 1: Quá trình thực hiện tinh giản biên chế phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân.
+ Nguyên tắc 2: Tinh giản biên chế phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
+ Nguyên tắc 3: Tinh giản biên chế phải bảo đảm nguyên tắc nhất định theo quy định của pháp luật về tính khách quan, trung thực.
+ Nguyên tắc 4: Tinh giản biên chế phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
+ Nguyên tắc 5: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
2. Các trường hợp tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật:
Theo quy định tại
– Thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhân sự. Khi bộ máy nhân sự dôi dư, không đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, Nhà nước sẽ tiến hành tinh giảm biên chế.
– Trường hợp dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác. Lúc này, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm liên quan sẽ hướng đến phương thức tinh giản biên chế.
– Cán bộ công chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng cơ quan chịu trách nhiệm liên quan không bố trí được việc làm khác phù hợp, song cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan đồng ý.
– Cán bộ công chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm
– Các cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
– Trường hợp cá nhân không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp song cá nhân đó tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Có thể thấy, những trường hợp tinh giản biên chế mà Nhà nước đưa ra khá khách quan và rõ ràng. Những trường hợp này dựa trên những trường hợp thực tiễn, khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đã xảy ra. Khi rơi vào các trường hợp này, Nhà nước, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm liên quan sẽ tiến hành tinh giản biên chế. Đồng thời, cũng phải khẳng định rằng, các trường hợp tinh giản biên chế mà Nhà nước đưa ra là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Nó mang tính khách quan và toàn diện, công bằng. Dựa vào những trường hợp này, khi áp dụng, sẽ tránh dẫn đến trường hợp thiên vị, mất công bằng hay những lý do liên quan khác. Bởi khi tiến hành tinh giản biên chế, cơ quan, đơn vị phải đưa ra lý do tinh giản biên chế một cách rõ ràng nhất.
Đồng thời, căn cứ theo Nghị định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, việc quản lý và sử dụng biên chế đã thực hiện biên giản được quy định cụ thể như sau: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng tối đa 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật để tuyển dụng mới công chức, viên chức và lao động hợp đồng, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật. Trường hợp Bộ, ngành, địa phương được thành lập tổ chức mới hoặc được cấp có thẩm quyền giao thêm chức năng, nhiệm vụ, thì Bộ, ngành, địa phương tự cân đối trong tổng biên chế được cấp có thẩm quyền giao để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định mới nhất 2023:
– Đối với chính sách về hưu trước tuổi:
Nghị định 143/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về chính sách về hưu trước tuổi như sau:
Đối tượng tinh giản biên chế y nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau đây:
+ Những đối tượng này không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
+ Các cá nhân khi nghỉ hưu trước tuổi sẽ được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi- – Các đối tượng này được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội.
+ Đối tượng tinh giản biên chế nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội . Đồng thời, các đối tượng này không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
– Đối với chính sách thôi việc ngay:
Nghị định 143/2020/NĐ-CP quy định về chính sách thôi việc ngay như sau:
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi, hoặc có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:
+ Các đối tượng này được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
+ Các đối tượng này được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
– Đối với chính sách cho người chuyển sang chế độ là việc khác:
Khoản 1 Điều 9
– Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1
+ Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và sử dụng chi ngân sách thường xuyên hằng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế.
+ Theo định kỳ 02 lần/năm (6 tháng/1 lần), cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định.
4. Ý nghĩa của các quy định về chính sách tinh giản biên chế mà Nhà nước đưa ra:
Chính sách tinh giản biên chế mà cơ quan Nhà nước đưa ra có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ đối với cơ cấu bộ máy Nhà nước, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích riêng của mỗi cá nhân liên quan.
– Các chính sách tinh giản biên chế mà Nhà nước đưa ra mang tính toàn diện và khách quan cao. Nó vừa dựa trên cơ sở thực tiễn vận hành của hệ thống hành chính Nhà nước, vừa góp phần bảo vệ quyền lợi liên quan đến tài chính của các cá nhân liên quan.
– Chính sách tinh giản biên chế giúp Nhà nước sàng lọc, giúp tinh giản những cá nhân không có khả năng, từ đó giúp hệ thống bộ máy Nhà nước Việt Nam vận hành một cách tốt nhất. Điều này giúp những sai phạm được khắc phục một cách tối đa, thúc đẩy sự phát triển đi lên của kinh tế nước nhà.
– Thông qua những quy định về chính sách tinh giản biên chế, các cá nhân sẽ điều chỉnh các hoạt động liên quan của mình, để nâng cao chất lượng nhân sự. Đây là động lực lớn lao để Nhà nước ta xây dựng được bộ phận nhân lực chất lượng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Nghị định 108/2014/NĐ-CP; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP; Nghị định 143/2020/NĐ-CP.