Yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới là việc tập trung đổi mới công tác cán bộ, thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Cùng tìm hiểu cắt giảm biên chế là gì? Thực trạng và giải pháp tinh giản biên chế?
Mục lục bài viết
1. Cắt giảm biên chế là gì?
Theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định về chính sách tinh giản (cắt giảm) biên chế quy định như sau:
– “Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
– “Tinh giản biên chế” trong Nghị định, này được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.
Nghị định này quy định chính sách tinh giản biên chế để thực hiện trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:
1. Các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến cấp xã;
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
3. Các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương;
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, nay tiếp tục được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện sắp xếp lại theo phương án cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập;
5. Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nay được cấp có thẩm quyền bán hết phần vốn nhà nước;
6. Nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của pháp luật.
Áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;
2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số
4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ
5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
6. Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.
– Cắt giảm biên chế trong tiếng anh là Downsizing of payroll.
– Định nghĩa cắt giảm biên chế trong tiếng anh được hiểu như sau:
The downsizing of payroll in the decree is understood as evaluating, classifying, giving from payroll those who are redundant, do not meet the job requirements, can not continue to arrange other author and settlement. modes and policies for those who attribute simple compile-mode.
– Định nghĩa biên chế được dịch sang tiếng Anh như sau:
The payroll means long-term positions in state agencies approved and decided by the National Assembly, the Government and the People’s Councils at all levels and planned in the civil servants and public employees. salary from the state budget.
People on the payroll of state agencies will work in administrative agencies (People’s Committees at all levels), Party agencies, public service agencies …
Payroll is the desire of many people because of remuneration, stable salary, long working time and guaranteed working term.
Most of those who have passed the entrance examination to the state payroll will work and contribute until retirement. However, at present, the state is gradually moving to reduce the payroll and thus the number of unemployed workers in state agencies will continue to increase.
2. Thực trạng tinh giản biên chế:
Biên chế được hiểu là số nhân lực lao động cần thiết trong một cơ cấu hợp lý cả về số lượng và chất lượng để thực hiện có hiệu quả công việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị. Số nhân lực này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên có thể gọi chung là biên chế nhà nước.
Một là, số lượng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong các tổ chức của cả hệ thống chính trị không ngừng tăng, nhất là khối cơ quan hành chính, tư pháp, đơn vị sự nghiệp công
Theo số liệu nêu trong Đề án “tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tháng 5/2013, tổng biên chế (gọi chung cho số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước) từ cấp huyện trở lên là 2.083.157 người (không kể biên chế trong lực lượng vũ trang).
Đáng chú ý là, tình trạng tăng biên chế xảy ở hầu hết các cấp, các ngành. Cụ thể, trong 5 năm (từ 2007-2011) biên chế các cơ quan của Đảng ở Trung ương tăng 2,23%; biên chế của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương tăng 3,87%; biên chế khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội ở địa phương tăng 2,66%; biên chế các cơ quan của Quốc hội tăng 48,58%; biên chế Văn phòng Chủ tịch nước tăng 15%; biên chế của các cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương tăng 14,79% (trong đó, công chức tăng 15,11%, viên chức tăng 14,74%); biên chế ngành Tòa án tăng 32,1%; biên chế ngành Kiểm sát tăng 22,87%; biên chế trong Kiểm toán nhà nước tăng 63,15%.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ ngày 11/10/2013 về kết quả tổng rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, thì tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện (trừ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) năm 2002 là 200.784 người, năm 2012 là 273.617 người. Như vậy, trong 10 năm, từ 2002 – 2012 tăng 72.833 biên chế (tăng 36,27%).
Tổng biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập: năm 2002 là 1.269.337 người; năm 2012 là 1.872.041 người. Trong vòng 10 năm, biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập tăng 602.704 người (tăng 47,48%)
Về cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố: tính đến tháng 12/2012 có tổng số 1.215.709 người, trong đó, công chức cấp xã là 111.496 người; cán bộ cấp xã là 145.112 người; cán bộ không chuyên trách cấp xã là 229.112 người; cán bộ hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là 729.509 người.
Hai là, tuy nhiên, theo đánh giá thì đội ngũ tuy đông nhưng không mạnh, vừa thiếu, vừa thừa; một bộ phận CBCCVC năng lực hạn chế, suy thoái phẩm chất đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, không đáp ứng được yêu cầu nhưng chưa có biện pháp đủ mạnh để đưa ra khỏi hệ thống chính trị.
– Đặc biệt, đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay có tới 256.608 người (trong khi, đội ngũ CBCC hành chính của cả ba cấp trung ương, tỉnh, huyện chỉ có khoảng 273.617 người) là cấp có số lượng CBCC tăng nhanh, nhưng trình độ, kiến thức, năng lực còn nhiều mặt hạn chế. Nhiều CBCC cấp xã có biểu hiện xa dân, ít quan tâm đến rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực, uy tín. Một bộ phận CBCC cơ sở quan liêu, cửa quyền, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.
3. Giải pháp thực hiện tinh giản biên chế:
Một là, đổi mới nhận thức về bản chất và mục đích của việc tinh giản biên chế
Cần phải đổi mới nhận thức một cách đầy đủ về bản chất, mục đích của việc tinh giản biên chế trong bộ máy để có cơ sở xác định rõ đối tượng, yêu cầu, nhiệm vụ và các giải pháp, chế độ thực hiện tinh giản biên chế.
Tinh giản biên chế là việc áp dụng các giải pháp phân loại, sàng lọc (tinh lọc, chắt lọc) loại ra khỏi bộ máy những biên chế không cần thiết, làm cho đội ngũ CBCC chất lượng hơn, tinh thông hơn. Mục tiêu của tinh giản biên chế không đơn thuần là giảm về số lượng CBCC, giảm chi phí hành chính, giảm ngân sách nhà nước mà là làm cho cơ cấu, số lượng, chất lượng của đội ngũ CBCC, nhất là chất lượng chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ngày một nâng cao. Tinh giản biên chế không thuần túy giảm theo số lượng mà phải tinh giản theo cơ cấu CBCC.
Có quan niệm chính xác và đầy đủ thì khi tiến hành tinh giản không chỉ tinh giản những CBCC tuổi cao, sức yếu mà phải xem xét tinh giản CBCC theo cơ cấu, cụ thể là theo ngạch, bậc: nếu dôi dư ở ngạch, bậc nào phải tinh giản ở ngạch, bậc ấy; theo trình độ đào tạo: nếu thừa CBCC ở trình độ đào tạo nào thì tinh giản ở trình độ ấy; theo giới tính: nếu dôi dư CBCC theo giới tính nào thì phải tinh giản theo giới tính đó.v.v…
Việc tinh giản biên chế phải bảo đảm yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu CBCC. Mục đích của việc tinh giản biên chế là nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Hai là, xác định chính xác đối tượng cần phải tinh giản biên chế
Trong tinh giản biên chế cần phải phân loại, đánh giá một cách khách quan thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Trên cơ sở kết quả phân loại, đánh giá CBCC đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất, tầm quan trọng, độ phức tạp và khối lượng công việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức để xác định chính xác các đối tượng và định mức cần phải tinh giản biên chế. Trong các đối tượng cần phải tinh giản chỉ nên phân thành hai đối tượng chính:
Một, đối tượng buộc phải tinh giản là những CBCC không đủ, không đạt trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức theo tiêu chuẩn chức danh, ngạch, bậc công chức; những CBCC thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, vi phạm những điều CBCC không được làm, vi phạm kỷ cương hành chính, kỷ
Hai, đối tượng cần phải thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ, chính sách khuyến khích của Nhà nước. Đó là những CBCC dôi dư do sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức; những người dôi dư do cơ cấu CBCC trong cơ quan không hợp lý phải tái cơ cấu lại mà không thể bố trí, sắp xếp được công việc khác; những CBCC không đủ sức khỏe để làm việc.v.v… Vì vậy, cần có chế độ, chính sách hợp lý để động viên, khuyến khích họ nghỉ việc, đồng thời đảm bảo về lợi ích để họ không bị thiệt thòi và tự nguyện, tự giác rời khỏi vị trí trong nền công vụ.
Ba là, đẩy mạnh cải cách, tinh giản bộ máy, rà soát sắp xếp, phân công, tổ chức lại lao động trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để tinh giản biên chế. Kiên định và tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở Trung ương, tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở địa phương trên cơ sở những yêu cầu và những nguyên tắc khoa học.
Bốn là, xác định biên chế của từng cơ quan trên cơ sở vị trí, tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ, khối lượng và độ phức tạp của công việc, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh, định mức lao động của CBCC
Để thực hiện việc này cần khẩn trương xây dựng khung phân loại thống nhất, tầm quan trọng, độ phức tạp, khối lượng công việc quản lý hành chính của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; phân loại các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính; xác định cơ cấu CBCC; hoàn thiện, chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh CBCC; xây dựng định mức lao động, định mức sử dụng thời gian làm việc của CBCC. Đây là giải pháp quan trọng, cần phải đầu tư, nghiên cứu một cách cơ bản. Chỉ khi nào xây dựng được những cơ sở khoa học nói trên mới có thể khắc phục được tình trạng cào bằng, bình quân chủ nghĩa trong giao và phân bổ cũng như tinh giản biên chế.
Năm là, xây dựng chính sách, pháp luật
Ban hành đồng bộ các chế độ, chính sách hợp lý để thực hiện sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế (chế độ nghỉ hưu trước tuổi; chế độ cho thôi việc, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng CBCC…).
Như vậy, có thể thấy, tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức của cả hệ thống chính trị ở nước ta là vấn đề khó, phức tạp nhưng rất cấp bách hiện nay.