Lương hưu – chế độ hưu trí – là chế độ, khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. Thông thường, người lao động khi tham gia bảo hiểm luôn mong muốn có thể nhận mức lương hưu cao nhất. Vậy, Cách đóng BHXH để nhận mức lương hưu cao nhất được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cách đóng BHXH để nhận mức lương hưu cao nhất:
Chế độ hưu trí được xác định là yếu tố cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động (NLĐ) khi hết tuổi lao động. Khi người lao động được hưởng lương hưu đem đến ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp NLĐ đảm bảo khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và có thêm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) (được cấp miễn phí) để chăm sóc sức khoẻ.
Theo quy định hiện hành, cơ quan bảo hiểm sẽ chi trả mức lương hưu hằng tháng dựa trên cách tính bằng: tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, mức hưởng lương hưu tỉ lệ thuận mới mức đóng BHXH, thời gian đóng BHXH. Đồng nghĩa với việc mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng BHXH càng dài thì mức hưởng lương hưu sẽ cao hơn.
Căn cứ Điều 56 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội (hướng dẫn bởi Điều 7
– Theo quy định kể từ ngày Luật BHXH này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; Người lao động sẽ được tăng thêm mức bình quân tiền lương tháng đóng theo công thức là cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
– Tính đến thời điểm từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Cá nhân là lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
+ Còn đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Với quy định trên thì người lao động có thể được hưởng lương hưu cao nhất lên tới 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH. Nên việc người lao động muốn hưởng lương hưu cao sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là mức đóng bảo hiểm xã hội cao và thời gian tham gia dài.
2. Thủ tục để người lao động hưởng chế độ lương hưu:
2.1. Hồ sơ để hưởng lương hưu khi người lao động tham gia BHXH bắt buộc:
Người lao động có thể dựa theo quy định tại Mục 1.2.2 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng lương hưu bao gồm:
– Cần chuẩn bị bản chính Sổ BHXH chứng minh được thời gian đã tham gia bảo hiểm;
– Đồng thời cũng cần đảm bảo có bản chính
– Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động thì cần thêm bản chính Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) của Hội đồng GĐYK (trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ;
– Nếu trường hợp người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp thì cũng cần chuẩn bị thêm bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%);
– Nếu có khoảng thời gian phục vụ trong quân đội thì phải có bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04B-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực);
2.2. Hồ sơ chuẩn bị khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích) thì cần tuân thủ các loại giấy tờ sau đây:
– Cá nhân phải giao nộp bản chính Sổ BHXH cho cơ quan có thẩm quyền;
– Cung cấp được bản chính Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB thể hiện rõ được yêu cầu đề nghị hưởng lương hưu;
– Tương tự như hồ sơ nhận bảo hiểm bắt buộc mà người lao động nếu bị suy giảm KNLĐ thì cần có thêm biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao);
– Đồng thời nếu nằm trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì phải có bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%);
– Giấy ủy quyền cũng là giấy tờ được sử dụng nếu người lao động đang thuộc trường hợp chấp hành hình phạt tù từ ngày 01/01/2016 trở đi;
– Nếu đã hoàn tất thời gian chấp hành xong hình phạt tù giam từ ngày 01/01/1995 đến trước ngày 01/01/2016 thì có thêm bản sao của một trong các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn hoặc tạm hoãn chấp hành hình phạt tù;
– Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp cũng sẽ được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền nếu cá nhân này xuất cảnh trái phép trở về;
– Đối với trường hợp mất tích trở về thì phải có giấy tờ chứng minh sự kiện đã trở về theo diện pháp lý. Cụ thể là có bản sao Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích;
– Cá nhân khi tham gia hoạt động trong quân ngũ thì để chứng minh được điều này bắt buộc có bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực; giấy tờ này được thực hiện theo mẫu số 04B-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực);
2.3. Thủ tục hưởng chế độ lương hưu:
– Người lao động chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn giấy tờ đã được trình bày sau đó nộp tại cơ quan có thẩm quyền;
– Nơi nộp hồ sơ:
Cá nhân có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp
+ Đối với người lao động đang đóng BHXH: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đang đóng BHXH;
+ Các trường hợp khác: có thể tiến hành nộp cho cơ quan BHXH cấp huyện hoặc BHXH tỉnh nơi cư trú.
Đối với trường hợp giao dịch điện tử:
Để thuận tiện cho việc nộp hồ sơ thì cá nhân có thể gửi thông qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN. Ngoài ra, cũng có thể gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH thông qua bưu chính;
Thời điểm thích hợp nhất đê người lao động làm hồ sơ hưởng lương hưu là trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ;
Cơ quan có thẩm quyền sau khi đã tiếp nhận hồ sơ thì phải giải quyết với thời gian tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội.
THAM KHẢO THÊM: