Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Thời điểm hưởng lương hưu? Cách tính mức lương hưu hàng tháng?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    26/01/2023
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quy định của pháp luật về mức tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí? Hướng dẫn cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng? Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội?

      Bảo hiểm hưu trí là chế độ dành cho những người không còn tham gia quan hệ lao động nữa vì vậy chế độ này rất cần thiết và không thể thiếu được bởi bất cứ người lao động nào cũng đến lúc hết tuổi lao động nhưng họ vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống. Được hưởng trợ cấp khi về hưu là một trong những mục đích, động lực cơ bản để người lao động tham gia quan hệ BHXH.Từ ngày 01/01/2021 người lao động được hưởng chế độ hưu trí như thế nào? Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng ra sao?

      Nội dung tư vấn:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Quy định của pháp luật về mức tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí:
      • 2 2. Hướng dẫn cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng:
      • 3 3. Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội:

      1. Quy định của pháp luật về mức tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí:

      Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.

      Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2021, tỷ lệ hưởng được tính như sau:

      • Với lao động nữ: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với 15 đầu đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.
      • Với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội áp dụng với 19 năm đầu tham gia BHXH, sau đó cứ thêm một năm thì cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.

      Theo Điều 7, Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, công thức tính lương hưu được xác định như sau:

      Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội .

      Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng đối với lao động nam và lao động nữ sẽ được tính khác nhau.

      2. Hướng dẫn cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng:

      Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam:

      • Nếu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 1/1/2021 – 31/12/2021: Tham gia bảo hiểm xã hội đủ 19 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
      • Nếu nghỉ hưu trong từ 1/1/2022 trở đi: Tham gia bảo hiểm xã hội đủ 10 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

      Lưu ý: Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

      Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

      Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

      Lưu ý: Đối với cả lao động nam và lao động nữ, nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2%.

      Đối với Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì lao động từ đủ 55 tuổi trở lên, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm đến 20 năm.

      Ngoài ra: người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được phép đóng bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu (tối đa 6 tháng) một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất (tính đóng tổng mức đóng của cả người lao động và doanh nghiệp trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉ hưu). Người lao động được hưởng chế độ hưu trí từ tháng đủ điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội.

      Ví dụ: Ông A làm việc trong môi trường bình thường, tính đến ngày 01/01/2018, ông có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Muốn được hưởng lương hưu, ông phải đóng thêm 5 tháng bảo hiểm nữa.

      Căn cứ theo quyết định 595 : Ông A được phép đóng thêm bảo hiểm xã hội cho đủ 20 năm để nhận lương hưu, tối đa không quá 6 tháng. Vậy, ông A có thể đóng thêm 5 tháng bảo hiểm xã hội nữa và bắt đầu nhận lương hưu từ tháng 6/2018 nếu nghỉ (thời điểm đã hoàn thành đóng 5 tháng bảo hiểm xã hội còn thiếu).

      Nếu trong trường hợp ông A dự kiến nghỉ hưu từ ngày 01/06/2018: độ tuổi nghỉ hưu để tính mức hưởng lương hưu của ông là 60 tuổi.

      Trường hợp ông A dự kiến nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: độ tuổi nghỉ hưu để tính mức hưởng lương hưu của ông là 60 tuổi 3 tháng.

      Trường hợp ông A dự kiến nghỉ hưu từ ngày 01/01/2024: độ tuổi nghỉ hưu để tính mức hưởng lương hưu của ông là 61 tuổi.

      Thời điểm nghỉ hưu

      Lao động nam

      Lao động nữ

      Từ 01/01/2016 đến 31/12/2017 45% + (X-15)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% 45% + (X-15)x 3% – số năm về hưu trước tuổi x 2%
      Từ 1/01/2018 45% + (X-16)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% 45% + (X-15)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2%
      Từ 1/01/2019 45% + (X-17)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% Như trên
      Từ 1/01/2020 45% + (X-18)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% Như trên
      Từ 1/01/2021 45% + (X-19)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% Như trên
      Từ 1/01/2022 45% + (X-20)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% Như trên

      **Ví dụ áp dụng:

      Bà Nguyễn Thị M làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1967, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 30 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%, lập hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 01/03/2021. Biến động tiền lương của bà M trước khi nghỉ hưu như sau:

      – Từ tháng 01/1992 đến tháng 12/1996 (5 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

      – Từ tháng 01/1997 đến tháng 12/2006 (10 năm ) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

      – Từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2020 (15 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

      Tại ngày 01/03/2021, bà M đã 54 tuổi, đủ điều kiện nghỉ hưu.

      Mức tiền lương bình quân tháng tính hưởng lương hưu của bà M được tính bằng: tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định (tính từ tháng 01/1992 đến tháng 12/1996 và từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2021) và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động quyết định/ 360 tháng

      Tỷ lệ lương hưu bà M được hưởng bằng: 45% + (30-15) x 2% = 75%

      Vậy: số tiền lương hưu một tháng bà M được hưởng bằng 75% mức tiền lương bình quân tháng tính hưởng lương hưu. Bà M bắt đầu nhận lương hưu từ ngày 01/03/2021.

      Đặc biệt nếu trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

      Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

      3. Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội:

      Sau khi xác định tỷ lệ hưởng lương hưu, để tính lương hưu, bạn cần xác định thành phần còn lại trong công thức: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiể xã hội.

      Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính căn cứ theo từng đối tượng người lao động, cụ thể:

      Người lao động thực hiện chế độ tiền lương của Nhà nước

      Nếu người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội  thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:

      • Trước ngày 1/1/1995: Tính theo 5 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
      • Từ ngày 01/01/1995 – ngày31/12/2000: Tính theo 6 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
      • Từ ngày 01/01/2001 – ngày 31/12/2006: Tính theo 8 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
      • Từ ngày 01/01/2007- ngày 31/12/2015: Tính theo 10 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
      • Từ ngày 01/01/2016 – ngày 31/12/2019: Tính theo 15 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
      • Từ ngày 01/01/2020 -ngày 31/12/2024: Tính theo 20 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
      • Từ ngày 1/1/2025 trở đi: Tình bằng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

      Trong trường hợp người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động thì mức tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

      Trong trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội vừa theo chế độ tiền lương của Nhà nước, vừa theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động thì mức tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính chung theo các thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

      Đối với người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: thời gian công tác ở cấp xã đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội, được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định để làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

      Trong trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên thì mức tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội được lấy theo mức cao nhất của công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… hoặc theo mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đã nêu ở phần trên nếu thuộc đối tượng công an, quân đội.

      Người lao động đóng bảo hiểm xã hội trước 1/1/2004 theo chế độ tiền lương Nhà nước, hưởng bảo hiểm xã hội từ 1/1/2016 trở đi

      Tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm người lao động nghỉ việc.

      Lao động đóng bảo hiểm xã hội có phụ cấp thâm niên nghề nhưng chuyển sang ngành không có phụ cấp thâm niên nghề

      Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu và cộng thêm phụ cấp thâm niên nghề theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội  có phụ cấp thâm niên nghề chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm nghỉ hưu để tính lương hưu.

      Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu cho người lao động từ 1/1/2021. Bước sang năm 2021, nhiều quy định về chế độ hưu trí sẽ có sự điều chỉnh, người lao động cần nắm vững quy định để tính hưởng quyền lợi khi nghỉ hưu.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Cách tính lương hưu

        Cách tính mức lương

        Hưởng lương hưu

        Lương hưu hàng tháng

        Mức lương hưu hàng tháng

        Thời điểm


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Cách tính mức lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp

        Theo quy định, Quân nhân chuyên nghiệp khi đủ tuổi nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm về lĩnh vực này. Vậy, cách tính mức lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp được quy định ra sao? Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm cần tuân thủ quy định gì?

        ảnh chủ đề

        Người lao động nước ngoài có được hưởng lương hưu không?

        Hiện nay nhiều người băn khoăn người lao động nước ngoài khi tham việc tại Việt nam có được hưởng lương hưu hay không? Thực tế hiện nay quy định về điều kiện và mức hưởng lương hưu của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng mức lương hưu là bao nhiêu?

        Đối tượng áp dụng hưởng hưởng lưu và nghỉ hưu trước tuổi đối với người lao động? Điều kiện hưởng lương hưu và nghỉ hưu trước tuổi đối với người lao động? Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng mức lương hưu là bao nhiêu? Mức hưởng lương hưu hàng tháng? Cách tính mức lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi?

        ảnh chủ đề

        Thủ tục đăng ký nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng, ATM?

        Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng, ATM? Đối tượng được hưởng lương hưu? Trình tự, thủ tục hưởng lương hưu?

        ảnh chủ đề

        Người đang đi tù, bị kết án có được hưởng lương hưu không?

        Lương hưu là gì? Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật? Người đang đi tù, bị kết án có được hưởng lương hưu không? Trình tự, thủ tục hưởng lương hưu theo quy định?

        ảnh chủ đề

        Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối? Kèm ví dụ cụ thể?

        Lương hưu là gì? Đối tượng được tính lương hưu bình quân 5 năm cuối? Thủ tục hưởng lương hưu? Ví dụ về cách tính lương hưu 5 năm cuối?

        ảnh chủ đề

        Cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

        Lương hưu là gì? Tìm hiểu vể bảo hiểm xã hội tự nguyện? Phương thức và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Điều kiện và cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

        ảnh chủ đề

        Năm ngân sách là gì? Thời điểm bắt đầu năm ngân sách nhà nước?

        Năm ngân sách là gì? Thời điểm bắt đầu năm ngân sách nhà nước? Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước qua các năm?

        ảnh chủ đề

        Thủ tục thay đổi nơi nhận lương hưu? Cách nhận lương hưu qua tài khoản?

        Quy định về đối tượng hưởng hưu trí? Quy định về thủ tục hưởng lương hưu cho người lao động? Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|96562|
        "