Hiện nay, vấn đề nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế hưởng lương là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế hưởng lương thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế:
Năm 2023, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3
Căn cứ theo quy định tại Điều 6
– Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
Chưa đạt chuẩn trình độ với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, không có vị trí khác phù hợp để bố trí và không thể đào tạo lại hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức nhân sự, bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính và tổ chức bộ máy, nhân sự;
– Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp vị trí đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí được việc làm khác hoặc thuộc trường hợp được bố trí việc làm khác nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đồng ý;
– Có 02 năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ tuy nhiên không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề thời điểm xét tinh giản biên chế hoặc không thể bố trí việc làm khác phù hợp nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được đồng ý;
– Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế trong từng năm hoặc năm trước liền kề đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan trực tiếp quản lý đồng ý;
– Cán bộ, viên chức, công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan trực tiếp quản lý đồng ý;
– Người làm việc theo chế độ
– Công chức, cán bộ được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó;
– Đã là viên chức, cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương.
2. Nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế hưởng lương thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các đối tượng sau:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Cán bộ, viên chức, công chức;
– Công nhân quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, công nhân công an;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
– Người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương;
Như vậy, theo quy định nêu trên cho thấy các cán bộ, công chức, viên chức được xác định thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Điều 7
Lương hưu hằng tháng | = | Tỷ lệ hưởng | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
3. Cách tính mức hưởng lương nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế:
1) Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
– Đối với lao động nữ:
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi mà lao động nữ nghỉ hưu thì theo quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
– Đối với lao động nam:
+ Năm 2021: người lao động nam nghỉ hưu từ thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Từ năm 2022 trở đi: người lao động nam đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%. Sau đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Lưu ý:
– Đối với cán bộ, viên chức, công chức nghỉ hưu trước tuổi theo diện tinh giản biên chế theo quy định không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu bởi thuộc trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo diện tinh giản biên chế.
– Cách làm tròn thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ như sau:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng – 06 tháng: Tính nửa năm;
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 07 tháng – 12 tháng: Tính 01 năm;
2) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư
i) Trước năm 1995 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:
Mức bình quân tiền lương | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
60 tháng |
+ Từ năm 1995 – 2000 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:
Mức bình quân tiền lương | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
72 tháng |
+ Từ năm 2001 – 2006 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:
Mức bình quân tiền lương | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
96 tháng |
+ Từ năm 2007 – 2015 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:
Mức bình quân tiền lương | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
120 tháng |
+ Từ năm 2016 – 2019 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:
Mức bình quân tiền lương | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
180 tháng |
+ Từ năm 2020 – 2024 bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:
Mức bình quân tiền lương | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
240 tháng |
+ Từ năm 2025 trở đi bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội:
Mức bình quân tiền lương | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của toàn thời gian đóng |
Tổng số tháng đóng BHXH |
Trong đó:
– Từ năm 2016 trở đi mà đóng bảo hiểm xã hội thì mức Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo từng thời kỳ.
– Trước năm 2016 mà các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội thì mức Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.
– Trước đó có thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định:
Mức bình quân tiền lương | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định | + | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định |
Tổng số tháng đóng BHXH |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
–
– Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế;
– Thông tư