Xác lập quyền sử hữu bất động sản theo thời hiệu. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xác lập quyền sử hữu bất động sản theo thời hiệu. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà ông em sử dụng mảnh đất khoảng 12m2 trong khoảng 40 năm rồi. Bây giờ có nhà hàng xóm sang nói mảnh đất đó là của nhà họ. Ông em mất rồi nên không biết chính xác mảnh đất của nhà ai. Gia đình em có được xác lập quyền sở hữu đối với mảnh đất này theo khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự 2005 không? Muốn đo lại đất theo sổ đỏ thì phải làm thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 247 Bộ luật dân sự 2005 quy định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu như sau:
"1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó."
Thời hiệu theo quy định tại Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2005 là:
“Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.Theo Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2005, thời hiệu hưởng quyền dân sự, mà cụ thể là quyền được xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản với những điều kiện nhất định”.
Để áp dụng quy định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
– Việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu chỉ đối với trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, tức là chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 Bộ luật dân sự năm 2005.
– Tuy là việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, nhưng người chiếm hữu phải ngay tình. Tức là,người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
– Người chiếm hữu phải chiếm hữu liên tục, tức là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thời hiệu sở hữu bất động sản: 1900.6568
– Người chiếm hữu phải chiếm hữu công khai, tức là người chiếm hữu thực hiện việc chiếm hữu một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang được chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của mình.
– Về thời gian, việc chiếm hữu với các đặc điểm nêu trên phải được thực hiện trong khoảng thời gian là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản.
Có trường hợp ngoại lệ nếu người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.
Như vậy, nếu gia đình ông bạn đã sử dụng mảnh đất này công khai, ngay tình trong vòng 40 năm thì gia đình ông bạn đương nhiên trở thành chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất đó.
Tuy nhiên bạn phải xem lại những chứng cứ bên hàng xóm đưa ra, có căn cứ để chứng minh quyền sở hữu của nhà họ hay không? Mặt khác, bạn nên tìm hiểu trên UBND cấp xã nơi đang có đất để biết rõ về quyền sử dụng đất mà ông nội bạn sử dụng từ trước đến nay.
Nếu hai bên gia đình không tự thỏa thuận được thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới UBND cấp xã hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để yêu cầu giải quyết.