Người lao động gây thiệt hại có phải bồi thường cho công ty không? Người lao động gây thiệt hại do sơ suất phải bồi thường như thế nào?
Người lao động gây thiệt hại có phải bồi thường cho công ty không? Người lao động gây thiệt hại do sơ suất phải bồi thường như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, mong luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau: Khi làm thanh toán đợt 2 cho khách hàng, tôi đã kẹp nhầm cả biên bản đã thanh toán từ đợt 1 vào nên bị chuyển khoản thừa tiền (trước khi chuyển khoản thì Trưởng phòng tôi phải check lại công nợ và ký đồng ý mới được đi tiền). Đến 7/10/2015, phát hiện ra vấn đề nhưng Trưởng phòng tôi không nói gì cả. Một mình tôi gọi điện và gửi các chứng từ thanh toán để khách hàng trả lại tiền (đến nay khách hàng vẫn chưa trả). Đến giữa tháng 3/2016 tôi nghỉ việc và có hỏi trưởng phòng tôi về phần trách nhiệm của tôi đến đâu để tôi giải quyết sớm vì tôi muốn lấy sổ bảo hiểm. Nhưng Trưởng phòng lại đổ hết trách nhiệm và bắt tôi bồi thường 100%. Tôi không đồng ý vì chị ấy check công nợ sai thì tiền mới chuyển khoản sai nên cũng phải có trách nhiệm. Đến nay tôi đã nghỉ việc được hơn 1 tháng và mặc dù có lệnh sếp trên bắt chị ấy phải giải quyết vấn đề sớm nhưng chị ấy cứ lờ đi và không 1 lần nào gọi tôi đến làm việc. Chỉ khi tôi gọi điện lên hành chính nhân sự để hỏi thì mới biết là Giám đốc đã chỉ thị cho Trưởng phòng tôi phải làm việc trực tiếp với tôi để viết bản tường trình gửi về trước 15/4/2016. Tôi rất bức xúc về sự vô trách nhiệm của Trưởng phòng. Tôi đã rất hợp tác để giải quyết xong vì tôi muốn lấy được sổ bảo hiểm nhưng chị ấy lại quá vô trách nhiệm. Vì vậy tôi muốn hỏi luật sư vấn đề sau: Công ty không được giữ lương của lao động quá 30 ngày. Dù có vấn đề gì cũng phải giải quyết trong thời hạn trên để trả lương cho lao động nhưng trong 30 ngày kể từ khi tôi nghỉ việc Trưởng phòng tôi đã cố tình không giải quyết vấn đề. Vậy tôi còn phải chịu trách nhiệm nào với khoản tiền chuyển khoản thừa không? Vì theo tôi nghĩ nếu trong 30 ngày Trưởng phòng mà giải quyết thì tôi sẽ chịu 50% nhưng chị ấy lại không chịu nhận trách nhiệm và cố tình lờ đi không giải quyết, đã quá 30 ngày rồi nên bây giờ chị ấy phải chịu 100%. Tôi có được nhận lại 100% lương không? Trong vấn đề công ty giữ lương của lao động như thế này thì có chế tài xử phạt nào không? Tôi rất mong sớm nhận được thư trả lời của luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, về việc chuyển thừa tiền cho khách hàng
Theo thông tin bạn tình bày, khi làm thanh toán đợt 2 cho khách hàng, bạn đã kẹp nhầm cả biên bản đã thanh toán từ đợt 1 vào nên bị chuyển khoản thừa tiền cho khách hàng. Tuy nhiên trước khi chuyển khoản thì bạn đưa hồ sơ cho Trưởng phòng kiểm tra lại công nợ và ký đồng ý mới được chuyển tiền. Việc chuyển thừa tiền cho khách hàng là hành vi gây thiệt hại về tài sản cho công ty. Thiệt hại này xảy ra do cả lỗi của bạn (do sơ suất nên kẹp nhầm biên bản thanh toán đợt 1 vào hồ sơ thanh toán đợt 2) và lỗi của Trưởng phường (không kiểm tra kĩ hồ sơ bạn gửi lên nên không phát hiện sai sót và đã ký đồng ý). Về trách nhiệm bồi thường của người lao động khi gây thiệt hại, khoản 1 Điều 130 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
Như đã phân tích ở trên, cả bạn và Trưởng phòng đều có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho công ty nên hai người cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, bạn cần xác định giá trị tiền chuyển khoản nhầm cho khách hàng là bao nhiêu. Nếu số tiền chuyển nhầm có giá trị từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở xuống thì bạn có trách nhiệm bồi thường nhiều nhất là 1,5 tháng tiền lương của mình. Nếu số tiền chuyển nhầm có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu vùng, bạn có nghĩa vụ bồi thường cho công ty 50% giá trị tiền chuyển nhầm. Vì vậy bạn cần liên hệ với công ty để thực hiện đúng nghĩa vụ bồi thường của mình.
Thứ hai, về việc công ty giữ lương của người lao động
Tại khoản 2 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Như vậy chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày bạn chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương cho bạn nên cho đến thời điểm này công ty vẫn giữ lương của bạn là trái với quy định pháp luật. Đối với vi phạm này công ty bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị dịnh 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng
hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: phụ lục hợp đồng lao độnga) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
Trong trường hợp này bạn có thể tố cáo hành vi vi phạm của công ty tới cơ quan có thẩm quyền.