Xử lý trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Người có hành vi vi phạm chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự.
1.Giải quyết chế độ tài sản, quyền nuôi con đối với việc chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn
a. Quyền yêu cầu
Quyền yêu cầu là 1 người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết và xử lí các trường hợp chung sống như vợ chồng. Luật hôn nhân và gia đình hiện hành chưa quy định về việc thụ lí đơn yêu cầu li hôn và hậu quả pháp lí đối với trường hợp không đăng kí kết hôn chứ chưa có quy định chủ thể nào có quyền yêu cầu giải quyết các trường hợp này
Đối với các trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật mặc dù không có quy định cụ thể nào điều chỉnh, tuy nhiên có thể thấy đây thuộc về quyền tự do cá nhân nhưng do đó cũng không có 1 ai có quyền yêu cầu tòa án chấm dứt việc chung sống của họ.
Đối với các trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật do hậu quả nghiêm trọngxâm hại đến quyền và lợi ích của nhiều chủ thể vì vậy mà quyền yêu cầu không nên chỉ gói gọn cho 2 bên tham gia chung sống mà nên chăng ta nên mở rộng phạm vi này ra tương tự Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về các chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Dù 2 điều luật này khác nhau nhưng lại có chung là nó không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân 2 người đó mà còn ảnh hưởng đến những người khác. DO đó các chủ thể có quyền yêu cầu xử lí chung sống như vợ chồng có thể quy định giống như người có quyền yêu cầu hủy kếthôn trái pháp luật bao gồm : vợ chồng của người đang có vợ, có chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác; cơ quan quản lí nhà nước về gia đình; cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ.
b.Hậu quả.
* Quyền nhân thân.
Quyền nhân thân đối với trường hợp chung sống như vợ chồng được quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Như vậy, giữa hai người này không tồn tại quan hệ nhân thân. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định từ Điều 17 đến Điều 23, đối với 2 bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không được pháp luật công nhận nên không được phát sinh và được pháp luật bảo vệ các quyền và nghĩa vụ nhân thân quy định tại các Điều 17, đến Điều 23.
Khi tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và họ yêu cầu Tòa án giải quyết li hôn thì Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng chứ không công nhận li hôn giữa 2 bên .
Đối với trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật thì Tòa án không tuyên bố xử hủy quan hệ này , còn đối với chung sống như vợ chồng trái pháp luật Ta sẽ tuyên bố buộc chấm dứt hành vi chung sống trái pháp luật.
* Quan hệ tài sản.
Quan hệ tài sản đối với trường hợp chung sống như vợ chồng được quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Theo nội dung điều luật, có thể thấy đối với quan hệ tài sản thì nhà làm luật ưu tiên giải giải quyết quan hệ tài sản,nghĩa vụ và hợp đồng của các bên nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn theo thỏa thuận giữa các bên là hợp lí. Tuy nhiên luật chỉ quy định về trường hợp các bên tự thỏa thuân, thế đối với trường hợp nếu các bên thoả thuận vô hiệu thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì đối chiếu với các quy định của Bộ luật dân sự tài sản của những người chung sống như vợ chồng trong thời gian chung sống cùng nhau không thuộc tài sản chung hợp nhất . Tài sản do người nào tạo ra sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của người đó , tài sản được 2 người cùng tạo ra thuộc sở hữu chung theo phần giữa họ. Tòa án khi phân chia phải căn cứ vào đóng góp của mỗi bên, Để xác định tài sản có phải sở hữu chung theo phần hay không ta thường dựa trên mốc thời gian mà 2 bên tiến hành chung sống, nhưng việc xác định mốc thời gian này còn đang gặp nhiều điều khá khó khăn.
b. Đối với quan hệ giữa cha, mẹ và con.
Vấn đề này được quy định tại Điều 15 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Những người chung sống với nhau như vợ chồng nếu có con với nhau thì các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cha, mẹ và con được áp dụng theo đúng luật hôn nhân và gia đình tại chương 5 : quan hệ giữa cha, mẹ và con
Việc nuôi con sẽ do 2 bên cùng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho 1 bên trực tiếp nuôi căn cứ các quyền lợi về mọi mặt của con,con từ đủ 7 tuổi trở lên thì xét theo nguyện vọng của con , con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện về việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
Người không trực tiếp nuôi và sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khẳ năng lao động để tự nuôi sống bản thân. Mức cấp dưỡng do cha mẹ thỏa thuận, hoặc do cha mẹ với con cái thảo thuận với nhau khi con đã thành niên. Mức cấp dưỡng này căn cứ vào khả năng tài chính thực tế và nhu cầu thực tế của con để phục vụ cuộc sống. Cha mẹ là người có nghĩa vụ nuôi con có quyền yêu cầu người không nuôi con thực hiện các nghĩa vụ của họ và yêu cầu người không nuôi con cũng như gia đình họ tôn trọng quyết định nuôi con của mình.
2. Xử lý trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật
* Trách nhiệm hành chính:
Luật hôn nhân và gia đình chỉ quy định xử lí hậu quả của hành vi chung sống đối với quan hệ nhân thân, tài sản và con cái. Tuy nhiên do ảnh hưởng tiêu cực của việc chung sống , đặc biệt là chung sống như vợ chồng trái pháp luật, nên 1 số văn bản khác cũng điều chỉnh và xử lí vấn đề này.
Nghị định số 110/2013/NĐ – CP ngày 24/09/2013 quy định về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tại Điều 48 có quy định : “phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
b. Đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác
c. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Trách nhiệm hình sự:
Việc chung sống như vợ chồng còn có thể bị xử lí hình sự. Điều 147 Bộ luật hình sự quy định chế tài về xử phạt chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ 1 vợ 1 chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm”.
Ngoài ra chung sống giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời còn có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm về tội loạn luân, nghĩa là có hành vi giao cấu giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời, nếu việc chung sống được diễn ra giữa người đã thành niên và 1 người dưới 13 tuổi.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
–Quy định về trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật
–Chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn
–Giải quyết tài sản của nam nữ chung sống như vợ chồng
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
–Tư vấn ly hôn trực tuyến miễn phí
–Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại