Xử lý trường hợp chiếm đất thuộc di sản thừa kế chưa chia. Cháu chiếm đất để xây nhà riêng cho mình thì phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau: Cụ sinh ra mẹ chồng tôi để lại cái ao với diện tích khoảng 500 mét vuông. Cụ không có con trai, năm 2011, cháu bên nội nhà cụ xây dựng chiếm khoảng 100 mét vuông làm nhà 3 tầng. UBND xã đã hoà giải nhiều lần nhưng không thành. Theo luật sư giờ tôi phải làm như thế nào. Trách nhiệm của xã ra sao theo luật đất đai mới hay cũ. Tôi xin chân thành cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Xác định các thông tin bạn nêu ra như sau:
Cụ sinh ra mẹ chồng bạn để lại cái ao 500m2, cụ không có con trai. Cháu bên nội tự san và sử dụng khoảng 100m2. Nếu như theo thông tin bạn trình bày, hiện tại vẫn chưa tiến hành phân chia di sản thừa kế. Đất ao 500m2 là tài sản của cụ ông và cụ bà.
Nếu tài sản chung ông bà mất không đi không để lại di chúc thì sẽ tiến hành chia tài sản nêu trên theo quy định của pháp luật. Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015” sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.
Xác định tài sản nêu trên sẽ được chia theo quy định của pháp luật, bạn xác định hàng thừa kế thứ nhất để xem xét ai là người được hưởng. Nếu cháu bên nội không thuộc trường hợp hưởng di sản mà sử dụng những người có quyền liên quan như mẹ chồng bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Theo quy định của Luật đất đai 2013 Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
>>> Luật sư
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”