Xây dựng và phân tích tình huống về quyền đi qua bất động sản liền kề. Phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quyền đi qua bất động sản liền kề.
Xây dựng và phân tích tình huống về quyền đi qua bất động sản liền kề. Phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quyền đi qua bất động sản liền kề.
Tóm tắt câu hỏi:
Xây dựng một tình huống quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Yêu cầu:
– Phân tích điều kiện để xác lập quyền
– Quyền và nghĩa vụ của bên được mở lối đi và bên dành lối đi cho bất động sản liền kề
– Phân tích các tình tiết trong tình huống để qua đó làm cơ sở xác định chiều dài, chiều rộng của lối đi.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tình huống xây dựng:
Vợ chồng A có một mảnh đất rộng 800m2, vợ chồng A bán cho B ¼ mảnh đất với diện tích 200m2 ở góc trong cùng, giáp với nhà của C. Khi xem xét kết cấu mảnh đất do không có lối đi ra B đã yêu cầu vợ chồng A cho dành cho mình một lối đi ra ngoài đường. Trong hợp đồng mua bán vợ chồng A và B có thỏa thuận rằng: Vợ chồng A sẽ cho B làm lối đi rộng 2m từ mảnh đất của B ra đường với điều kiện B phải đền bù cho vợ chồng A 10 triệu đồng. Tuy nhiên, một thời gian sau, vợ chồng A dự định xây nhà trên diện tích đất của mình (bao gồm lối đi của B), tuy nhiên B không đồng ý và hai bên sảy ra tranh chấp.
Thứ nhất, điều kiện xác lập quyền đi qua bất động sản liền kề
Tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:
Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Đối với tình huống trên có thể thấy điều kiện xác lập gồm: Do mảnh đất của B mua của vợ chồng A ở trong góc, do vậy không có lối đi ra ngoài đường. B có yêu cầu và được vợ chồng A chấp nhận, hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng Vợ chồng A sẽ cho B làm lối đi rộng 2m từ mảnh đất của B ra đường và B đền bù cho vợ chồng A 10 triệu đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Quyền và nghĩa vụ của bên có bất động sản.
Vợ chồng A có quyền nhận số tiền tiền bù của B và có nghĩa vụ thực hiện sự thỏa thuận trong hợp đồng của mình là cho phép B làm lối đi chung qua mảnh đất của mình.
+ Quyền và nghĩa vụ của bên có yêu cầu.
Trong tình huống trên thì có thể thấy: B có quyền yêu cầu vợ chồng A cho phép mình làm lối đi ra ngoài đường. B có nghĩa vụ đền bù 10 triệu đồng cho vợ chồng A.
Thứ ba, cơ sở xác định chiều dài, chiều rộng của lối đi
Khoản 2 Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
Đối với tình huống trên, cơ sở xác định chiều dài, chiều rộng của lối đi là sự thỏa thuận của vợ chồng A và B, cụ thể: chiều dài: từ mảnh đất của B ra ngoài đường, chiều rộng là 2m.