Pháp luật lao động quy định như thế nào về thời giờ làm việc đối với lái xe của công ty vận tải hành khách?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin được tư vấn và trợ giúp một việc như sau:
1. Về thời giờ làm việc của NLĐ: Công ty chúng tôi là đơn vị vận tải hành khách (chở chuyên gia người nước ngoài và công nhân đi làm việc từ trung tâm Hà Nội đến các KCN Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam…, với cự li khoảng 50-60km/1chiều, thời gian đi hết khoảng 2-3 giờ, với đặc thù sáng chở khách đi, chiều đón khách về HN, ngoài thời gian trên lái xe được nghỉ ngơi chờ đợi tại phòng lái xe ở KCN. Công ty có thỏa thuận với lái xe về thời gian làm việc, lương và các khoản phụ cấp km vượt khoán trong đó Công ty có ghi thời gian đối với lái xe là: từ 07h00 đến 18h00 hàng ngày. Hiện nay, anh em lái xe đang thắc mắc là Công ty quy định làm việc từ 07h – 18h là vượt quá thời gian làm thêm giờ theo quy định của Bộ Luật lao động Vậy, Theo thời gian làm việc quy định cho lái xe như trong bản thỏa thuận thì có vượt quá thời gian theo quy định của Bộ luật LĐ không? Vì thực tế thời gian làm việc của lái xe chỉ từ 4-5h/ngày, còn lại là nghỉ ngơi. Doanh nghiệp giải thích như thế nào với NLĐ để họ hiểu và mình không vi phạm về thời gian làm quá quy định? Thời gian nghỉ ngơi tại phòng có được tính là thời gian làm việc như các đối tượng khác không?
2. Về đặt cọc tiền: Công ty chúng tôi sử dụng chủ yếu các loại xe 4-8 chỗ (camry, Lexus, innova… có giá trị từ 800tr- trên 2 tỷ đồng) khi giao cho lái xe một tài sản có giá trị lớn như vậy nhưng không hề có yêu cầu lái xe phải thế chấp gì nên thời gian qua xảy ra tình trạng lái xe làm xây xước, hỏng hóc phương tiện và bỏ việc giữa chừng nên Công ty không có cơ sở để thu tiền của lái xe khấu trừ vào thiệt hại mà lái xe đã gây nên. Vì vậy,Công ty muốn áp dụng hình thức đặt cọc tiền để gắn trách nhiệm của lái xe trong việc quản lí, bảo quản trong quá trình sử dụng xe, số tiền từ 10-15 triệu/người, Công ty có tính lãi suất theo quy định NH và sẽ thanh toán cả gốc lẫn lãi cho lái xe khi họ bàn giao lại tài sản đã nhận và sau khi khấu trừ các chi phí thiệt hại do lái xe gây nên (nếu có). Nếu dùng biện pháp đặt cọc như trên có vi phạm Điều 20 Bộ Luật Lao động không?
Từ những nội dung trên, Kính đề nghị Công ty Luật Dương Gia tư vấn và trợ giúp để Doanh nghiệp áp dụng phù hợp với đặc thù công việc mà vẫn không vi phạm Luật. Rất mong Quý Công ty quan tâm tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
Điều 104 “Bộ luật lao động 2019” quy định thời giờ làm việc bình thường như sau:
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
Trong trường hợp của bạn nêu ra thực tế thời gian làm việc của lái xe chỉ từ 4-5h/ngày, điều này không vi phạm quy định của pháp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Vì đây là ngành nghề đặc thù về thời gian làm việc, do đó công ty bạn phải tiến hành mở một cuộc họp công khai, có sự tham gia của ban giám đốc hoặc người có thẩm quyền đại diện cho công ty và những công nhân đã giao kết thoả thuận làm việc từ 7h00 đến 18h00. Nội dung của cuộc họp sẽ tiến hành giải thích cho người lao động hiểu về tính đặc thù của công việc, thời gian nghỉ ngơi giữa giờ sẽ không được tính vào thời gian làm việc. Công ty bạn sẽ tiến hành sửa đổi bổ sung hợp đồng đã giao kết với người lao động bằng
Để đưa ra căn cứ pháp lý giải thích về thời gian người lao động nghỉ ngơi giữa giờ làm việc không được tính vào thời giờ làm việc, bạn sẽ dựa vào Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nội dung như sau:
“Điều 5. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.
2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.”
Thứ hai, về vấn đề thoả thuận đặt cọc tiền của người lao động.
Theo Khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự 2005 thì Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Nói cách khác, đặt cọc là một trong những biện pháp giao dịch bảo đảm.
Điều 20 “Bộ luật lao động 2019” quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện
“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy, nếu công ty bạn yêu cầu người lao động nộp số tiền đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc bảo đảm việc thực hiện hợp đồng lái xe với công ty thì công ty bạn đã vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 20 “Bộ luật lao động 2019”.
Nếu công ty bạn thu tiền đối với người lao động nhằm mục đích thu phí đào tạo nghiệp vụ thì điều này hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.