Trình tự giải quyết tố cáo? Giải quyết tố cáo tiếng Anh là gì? Bước 1: Thụ lý tố cáo?. Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo? Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo? Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo?
Tố cáo được xác định là một quyền của công dân. Và được thực hiện giải quyết trong thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Đảm bảo giải quyết hiệu quả, xác định nghĩa vụ và xử lý với các vi phạm. Hướng đến công tác phối hợp giữa công dân với nhà nước trong quản lý nhà nước. Đảm bảo tuân thủ đúng quyền và nghĩa vụ tham gia trong các tính chất, lĩnh vực cụ thể. Với các trình tự, thủ tục được quy định trong luật, mang đến quy trình, cách thức triển khai trong giải quyết tố cáo hiệu quả.
Căn cứ pháp lý:
Luật sư
Settlement of denunciations
1. Trình tự giải quyết tố cáo?
Thể hiện với quy trình gồm có bốn bước. Cùng với các trách nhiệm và nghiệp vụ thực hiện được quy định cụ thể cho các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Với nội dung Điều 28 về Trình tự giải quyết tố cáo như sau:
– Thụ lý tố cáo.
– Xác minh nội dung tố cáo.
– Kết luận nội dung tố cáo.
– Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Các bước thực hiện với thủ tục cụ thể được quy định trong
2. Giải quyết tố cáo tiếng Anh là gì?
Giải quyết tố cáo tiếng Anh là Settlement of denunciations.
3. Bước 1: Thụ lý tố cáo
Xác định với thủ cần thực hiện của người tố cáo và cơ quan có thẩm quyền thụ lý. Với quy định trong Điều 29 về Thụ lý tố cáo như sau:
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này về Tiếp nhận tố cáo.
– Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; Hoặc thực hiện thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật.
– Người tiếp nhận giải quyết tố cáo đúng thẩm quyền.
– Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Với việc giải quyết khiếu nại đã được giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định được đưa ra. Chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại. Thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật. Bởi các hoạt động giải quyết trước đó đã đảm bảo thực hiện trong điều kiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Căn cứ ra quyết định;
– Nội dung tố cáo được thụ lý;
– Thời hạn giải quyết tố cáo.
Liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ có thể bị ảnh hưởng của các chủ thể này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo phải:
–
– Thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết. Đê họ được chủ động tìm kiếm cách thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Cũng như tiến hành các chứng minh đối với nội dung bị tố cáo.
4. Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
Xác minh thực hiện với nghiệp vụ trong phân tích, đánh giá nội dung tố cáo. Thực hiện với các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 31 về Xác minh nội dung tố cáo như sau:
Thực hiện xác minh, giao cơ quan có thẩm quyền xác minh:
Với một trong hai cách thức:
– Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh. Với các nghiệp vụ, tính chất chuyên môn đảm bảo có thể tự tiến hành.
– Giao cho chủ thể có thẩm quyền khác xác minh. Như các cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đảm bảo phối hợp cũng như tiếp cận thông tin về lĩnh vực, chủ đề đó dễ dàng hơn. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản. Phản ánh ý chí cũng như xác minh quyền, nghĩa vụ liên quan.
Văn bản giao xác minh có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm giao xác minh;
– Chủ thể được giao xác minh;
– Thông tin đối tượng bị tố cáo. Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo là cá nhân; Hoặc tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
– Nội dung cần xác minh;
– Thời gian tiến hành xác minh;
– Quyền và trách nhiệm liên quan. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này theo phân công của người giải quyết tố cáo.
Phản ánh các nội dung cần thiết trong cung cấp thông tin. Mang đến ràng buộc kịp thời tiến hành các xác minh để tìm được kết quả phản ánh chính xác cho nội dung tố cáo. Phối hợp giữa các chủ thể trong chuyên môn đảm bảo. Nhanh chóng, hiệu quả để tiến hành xác minh. Cũng như xử lý các vi phạm, hạn chế tổn thất (nếu có) mà các vi phạm gây ra.
Đảm bảo các ý nghĩa của hoạt động xác minh:
– Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. Thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Qua đó đối chiếu, tiến hành phân tích và kết luận. Phản ánh với các tổng hợp thành văn bản, và tổng hợp thực hiện bằng biên bản nếu cần thiết. Và sử dụng, khai thác kết luận đó như là tài liệu được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo. Đảm bảo trong công tác phản ánh nghiệp vụ xác minh và kết quả của nó.
– Phải tạo điều kiện để người bị tố cáo thực hiện chứng minh. Đảm bảo cho các quyền lợi của họ khi tiến hành giải trình, đưa ra các chứng cứ liên quan. Trong đó cũng nhằm thúc đẩy hiệu quả trong công tác quan sát, đối chiếu với các tài liệu thu thập được. Đẩy nhanh tiến độ và ý nghĩa đối với công tác xác minh.
– Sau khi xác minh, phải lập văn bản báo cáo kết quả. Gửi trả cho người giải quyết tố cáo. Trong đó, đảm bảo các nội dung:
+ Kết quả xác minh nội dung tố cáo.
+ Kiến nghị biện pháp xử lý. Gắn với các vi phạm cần phải có biện pháp xử lý tương ứng. Cũng như khắc phục đối với các thiệt hại, tổn thất của vi phạm gây ra nhanh nhất.
5. Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Các kết luận được đưa ra phản ánh cho kết quản xác minh được thực hiện. Trong quy định tại Điều 35 về Kết luận nội dung tố cáo như sau:
Các kết luận được ban hành bởi người giải quyết tố cáo. Với quá trình nghiệp vụ tiến hành. Dựa trên các thông tin xác minh với:
– Căn cứ vào nội dung tố cáo.
– Nội dung giải trình của người bị tố cáo.
– Kết quả xác minh nội dung tố cáo.
– Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
– Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
– Căn cứ xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó hướng đến các giải quyết cho quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng cho các chủ thể. Bao gồm:
– Kết luận về nội dung tố cáo:
+ Các nội dung đó là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật.
+ Xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
– Các biện pháp xử lý hoặc kiến nghị biện pháp xử lý:
+ Xác định biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật. Khi nằm ngoài thẩm quyền của người giải quyết tố cáo.
– Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền:
+ Thực hiện xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật.
+ Cần thiết áp dụng các biện pháp phù hợp để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thông báo kết luận cho các chủ thể có liên quan:
Thực hiện trong trách nhiệm bắt buộc đối với người giải quyết tố cáo. Xác định thông qua:
– Thời gian thực hiện: Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo.
– Gửi kết luận nội dung tố cáo đến:
+ Người bị tố cáo.
+ Cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
– Thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
6. Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
Thực hiện với các quy định tại Điều 36 về Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo như sau:
Thời gian thực hiện:
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo. Người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý với các kết luận được đưa ra.
Tiến hành việc xử lý với các trường hợp cụ thể như sau:
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Phải đồng thời thực hiện các hoạt động sau:
+ Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra.
+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ:
+ Áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
+ Hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi phát hiện có các dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Với kiến nghị xử lý:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý. Đảm bảo trong tính chất phối hợp giải quyết. Và thẩm quyền được phân chia cho các chủ thể khác nhau trong hoạt động nghiệp vụ.
– Khoảng thời gian thực hiện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý.