Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ các bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ về vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của chính người tố cáo. Vậy việc bảo vệ quyền lợi người tố cáo là người làm theo HĐLĐ được pháp luật quy như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Việc bảo vệ quyền lợi người tố cáo là người làm theo Hợp đồng lao động :
Điều 47
Theo đó, người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ về vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm; đồng thời là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo cũng sẽ được pháp luật bảo vệ sau khi người tố cáo thực hiện tố cáo. Khi những quyền này của người tố cáo đang bị xâm hại hoặc là có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, bị phân biệt đối xử do việc tố cáo thì người giải quyết tố cáo, những cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết hoặc là người tố cáo có quyền làm đơn đề nghị gửi người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan khác có thẩm quyền để áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Điều 4 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH bảo vệ việc làm người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo
Bước 1: lập văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ
Khi người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm đang bị xâm hại hoặc là có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo của mình thì người tố cáo phải có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ. Đối với văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm đề nghị việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
– Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người lao động cần được bảo vệ;
– Lý do và các nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
– Chữ ký hoặc là điểm chỉ của người tố cáo.
Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc là thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng về biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Bước 2: Xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo
– Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động và có xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc là trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy rõ có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm đang bị xâm hại hoặc có các nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo thì những người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc là theo đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
– Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền thực hiện xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
– Trường hợp đề nghị của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động không có những căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng các biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản và phải nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.
2. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tố cáo là người làm theo HĐLĐ:
Biện pháp bảo vệ về vị trí công tác, việc làm của người tố cáo là người làm theo HĐLĐ như sau:
– Biện pháp bảo vệ về vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
+ Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc là quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
+ Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, những khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
+ Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu như có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo các quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa mà làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
– Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là những người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm:
+ Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục về vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của người bảo vệ quyền lợi người tố cáo là người làm theo HĐLĐ:
3.1. Trách nhiệm của người sử dụng người lao động:
– Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với những người được bảo vệ.
– Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, những khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ.
– Thực hiện kịp thời, đầy đủ những biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của các cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
– Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ.
– Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động chính đối với trường hợp người lao động được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc phải có trách nhiệm phối hợp, cung cấp những thông tin, tài liệu, hồ sơ khi có yêu cầu của những cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm trong quá trình tiếp nhận, xác minh và áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm.
3.2. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động:
– Tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở:
+ Giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành những biện pháp bảo vệ việc làm cho người lao động được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
+ Trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người lao động được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc là Ban lãnh đạo của tổ chức của những người lao động tại doanh nghiệp mà người lao động đó chính là thành viên phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời là báo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và báo cáo với tổ chức đại diện cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu như có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ
– Liên đoàn lao động thuộc cấp huyện, cấp tỉnh:
+ Chỉ đạo Ban chấp hành công đoàn cơ sở giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành những biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
+ Giám sát cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ cùng cấp ở trong việc chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng những biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành những biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ để cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH bảo vệ việc làm người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH.