Quyền khiếu nại của công dân được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt là tại Luật Khiếu nại. Vậy vấn đề giải quyết khi nhiều người khiếu nại cùng một nội dung được thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhiều người đến khiếu nại về cùng một nội dung thì có bắt buộc phải làm đơn không?
Công dân để thực hiện quyền khiếu nại thì cần đảm bảo về mặt hình thức thể hiện nội dung. Theo quy định tại Điều 8
– Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử một cá nhân làm đại diện, đứng ra trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận việc khiếu nại có trách nhiệm ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, nội dung của văn bản này cần thể hiện rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 8. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;
– Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8, trong đơn cần đảm bảo có tất cả chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
– Pháp luật cũng quy định rằng: Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.
2. Giải quyết khi nhiều người khiếu nại cùng một nội dung:
Sau giai đoạn tiếp nhận đơn khiếu nại thì vấn đề giải quyết khiếu nại cũng cần phải thụ lý giải quyết theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 124/2020/NĐ-CP, đó là:
– Tiếp nhận nhiều người cùng khiếu nại một nội dung:
Hoạt động giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai được tổ chức giải quyết trong thời hạn nhất định, hiện nay là trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại.
Việc thụ lý sẽ căn cứ vào đơn khiếu nại nếu có đầy đủ chữ ký của các cá nhân cùng khiếu nại về một nội dung và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, đồng thời cần có văn bản cử người đại diện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.
– Gửi thông báo thụ lý khiếu nại nhiều người khiếu nại cùng một nội dung:
Liên quan đến việc giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần có trách nhiệm thông báo việc thụ lý hoặc nếu không thụ lý cũng phải sử dụng văn bản để gửi đến người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có) và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì cũng thực hiện hình thức này, đó là gửi văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý được gửi cho người khiếu nại. Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý được gửi đến một trong số những người đại diện;
Việc thông báo việc thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo mẫu sẵn, hiện nay sẽ dùng Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này. Thông báo việc không thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, đối với trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại thì việc thụ lý phải đảm bảo mặt hình thức đó là trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện đúng theo quy định. Khi cơ quan có thẩm quyền đồng ý thụ lý khiếu nại, văn bản thông báo việc thụ lý được gửi đến một trong số những người đại diện, không phải gửi đến tất cả người khiếu nại.
3. Bước giải quyết đầu tiên khi tiếp nhận khiếu nại nhiều người trong cùng nội dung:
Có thể thấy, giải quyết khiếu nại là thủ tục hành chính cần thời gian nhất định để giải quyết một cách chính xác nên hiện nay bước đầu tiên sau khi tiếp nhận thông tin khiếu nại thì cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng triển khai hoạt động kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. Căn cứ Điều 17 và Điều 18 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra lại quyết định hành chính bị khiếu nại ghi nhận với nội dung sau:
3.1. Hoạt động kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại:
+ Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm xem xét, kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Xét đến trường hợp giải quyết đơn khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại;
– Những nội dung được tiến hành việc kiểm tra lại bao gồm:
+ Những thông tin ghi nhận căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
+ Kiểm tra về cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
+ Đồng thời, nội dung của quyết định hành chính, việc thực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức cũng là một trong các nội dung quan trọng cần được thực hiện;
+ Ghi nhận về trình tự, thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày quyết định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
+ Các nội dung khác (nếu có).
– Khi đã thực hiện kiểm tra, bám sát vào những gợi ý nêu trên nếu thấy khiếu nại là đúng thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Thông qua quá trình xem xét nếu chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh;
Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, nếu xét thấy nội dung khiếu nại có căn cứ thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét, đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
3.2. Thực hiện việc giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại:
Người giải quyết khiếu nại được trao quyền là: tự mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Để đảm bảo sự nhất quán trong quá trình giải quyết xác minh nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh đồng thời ban hành Quyết định xác minh nội dung khiếu nại, trong đó xác định rõ người thực hiện xác minh, quyền và nghĩa vụ của người thực hiện xác minh, thời gian, nội dung xác minh.
Thông tin về quyết định xác minh nội dung khiếu nại cần được thực hiện theo mẫu sẵn, cụ thể là sử dụng Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này;
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.