Hiện nay, quá trình phân chia di sản vẫn tồn tại những tranh chấp nhất định có thể liên quan đến chủ thể được hưởng di sản, thời gian để tiến hành chia di sản . Vậy, thời hiệu để người thừa kế khởi kiện chia thừa kế đất đai là bao nhiêu? Cá nhân cần làm gì để đảm bảo quyền lợi khi hết thời hiệu chia di sản?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?
- 2 2. Quy định về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật :
- 3 3. Làm thế nào để tránh rơi vào trường hợp hết thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế?
- 4 4. Phải làm gì để đảm bảo quyền lợi khi hết thời hiệu chia di sản thừa kế:
1. Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?
Theo ghi nhận của pháp luật dân sự thì thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho cá nhân còn sống. Cá nhân nhận di sản được chia theo các hàng thừa kế mà pháp luật đã quy định. Tài sản để lại của người đã chết được gọi là di sản.
Hiện nay, có hai hình thức cơ bản liên quan đến thừa kế di sản bao gồm:
+ Thừa kế theo di chúc là quá trình dịch chuyển tài sản của người chết cho người sống theo ý chí và sự định đoạt của người đó khi họ còn đang sống;
+ Đối với thừa kế theo pháp luật thì việc thừa kế được chia theo các hàng thừa kế. Cùng với đó pháp luật quy định về điều kiện và trình tự thừa kế mà cá nhân có thể được hưởng di sản. Thừa kế là quyền của một cá nhân, phải được cá nhân, nhà nước tôn trọng.
Tuy nhiên, cá nhân để yêu cầu chia di sản thừa kế phải đảm bảo đúng theo quy định về thời hiệu. Căn cứ theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
– Khi người chết để lại di sản là bất động sản thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm; di sản để lại là động sản thì trong vòng 10 năm người thừa kế phải thực hiện yêu cầu chia di sản. Người được hưởng di sản phải thực hiện yêu cầu chia thừa kế đảm bảo theo đúng thời hiệu đã được quy định nếu hết thời hạn này thì di sản sẽ thuộc về người đang quản lý di sản đó. Đối với trường hợp di sản để lại không có người quản lý thì sẽ được giải quyết theo các cách như sau:
+ Trường hợp 1: Người đang chiếm hữu di sản này theo quy định tại điều 236 của Bộ luật dân sự 2015 thì khi hết thời hiệu thừa kế di sản này sẽ thuộc về sở hữu của người đó;
+ Trường hợp 2: khi không có cá nhân nào đang chiếm hữu quy định tại trường hợp 1 thì di sản dễ mặc nên thuộc về nhà nước.
– Khi người thừa kế có yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc tiến hành bác bỏ quyền thừa kế của người khác thì thời hiệu để thực hiện yêu cầu này là trong vòng 5 năm tính từ thời điểm mở thừa kế;
– Đối với yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại thì thời hiệu yêu cầu là trong vòng 3 năm thời điểm để xác nhận yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản được tính từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy với quy định nêu trên, thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản phải được thực hiện trong vòng 30 năm kể từ ngày mở thừa kế;
Đối với di sản là bất động sản thì thời hiệu để khởi kiện chia di sản thừa kế là 10 năm. Hết thời hạn này thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Trong trường hợp di sản không có người quản lý thì di sản được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 của Bộ luật Dân sự 2015.
2. Quy định về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật :
Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng minh bạch và rõ ràng trong quá trình phân chia di sản thừa kế theo pháp luật luôn được nhà nước trú trọng. Quá trình phân chia này phải đã quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Quy định về phân chia di sản cho người thừa kế: Khi sự kiện một người chết đi mà di sản để lại chia theo pháp luật thì nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa được sinh ra thì thai nhi này được một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng. Trong trường hợp này người thừa kế đó phải còn sống khi được sinh ra; Trong trường hợp thai chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng toàn bộ;
– Cách thức phân chia: những người có quyền thừa kế yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, tùy thuộc nhu cầu của người thừa kế; trong trường hợp không thể chia đều bằng hiện vật đối với di sản để lại thì những người thừa kế có thể tiến hành thỏa thuận với nhau về việc định giá hiện vật. Người nào có mong muốn nhận hiện vật thì sẽ nhận hiện vật đó còn người nào có mong muốn nhận giá trị của hiện vật thì sẽ được nhận giá trị tương ứng với phần di sản được hưởng; nếu không thể thỏa thuận được về vấn đề này thì hiện vật được bán để chia.
Như vậy, người thừa kế cùng hàng đã thành thai thì đều được hưởng di sản bằng phần và người thừa kế khác được hưởng chỉ áp dụng đối với những thai nhi đã được sinh ra và còn sống; Cá nhân thừa kế có thể yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật trong trường hợp không thể phân chia thành hiện vật thì có thể thỏa thuận về định giá, bán để chia di sản đó.
3. Làm thế nào để tránh rơi vào trường hợp hết thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế?
Những cá nhân được hưởng di sản luôn là những người thân trong gia đình mà người chết để lại di sản. Tuy nhiên khi liên quan đến quyền lợi của các cá nhân thì không ít người đã xảy ra những tranh chấp không đáng có. Nguyên nhân xuất phát từ việc này đó là nhiều cá nhân không để ý đến việc phân chia di sản thừa kế ngay thời điểm mở thừa kế và cũng không biết đến quy định về thời hiệu được khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
Trên thực tế, có nhiều những tranh chấp xảy ra mới yêu cầu phân chia di sản thừa kế thì đã hết thời hiệu để được khởi kiện phân chia di sản nên ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các cá nhân. Để đảm bảo được quyền lợi của người hưởng di sản thừa kế thì những người hưởng di sản này cần phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế ngay tại thời điểm mở thừa kế. Quá trình khai nhận di sản thừa kế phải đảm bảo đúng theo quy định pháp luật. Các bên đến tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền để thực hiện thủ tục phân chia di sản.
4. Phải làm gì để đảm bảo quyền lợi khi hết thời hiệu chia di sản thừa kế:
Toà án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết nhiều những vụ tranh chấp liên quan nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó kể đến phân chia thừa kế. Để đảm bảo quyền lợi, sự công bằng của bên được nhận di sản thừa kế, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra công văn hướng dẫn về áp dụng thời hiệu thừa kế để thụ lý vụ án dân sự tranh chấp di sản thừa kế. Cụ thể đã được ghi nhận tại Công văn số 01/GD- TANDTC, cụ thể:
– Tòa án áp dụng Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý và giải quyết vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản. Theo đó, người thừa kế yêu cầu chia di sản cần phải thực hiện trong thời hạn là 30 năm đối với bất động sản tính từ thời điểm mở thừa kế;
– Đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 10/09/1990 thì thời hiệu để cá nhân được khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 36 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ….
Như vậy với quy định nêu trên, nếu cá nhân để lại di sản thừa kế trước năm 1990 thì thời hiệu khởi kiện di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Thời điểm được tính là mở thừa kế là ngày 10/09/1990.
Đồng thời, tại Điểm 2.4 Phần 1
– Khi sự kiện người để lại di sản đã chết, các bên có quyền hưởng di sản tiến hành mở thừa kế mà trong thời hạn 10 năm những cá nhân này không có sự tranh chấp về quyền thừa kế và đồng thời có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế.
Hoặc trong trường hợp các bên sau khi kết thúc thời hạn 10 năm là đồng thừa kế nhưng không xảy ra tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết đã lại chưa chia thì mặc nhiên di sản này được chuyển thành tài sản chung của các thừa kế;
Nên khi xảy ra tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về phân chia tài sản chung để giải quyết.
Bởi vậy, trong trường hợp nếu các đồng thừa kế đều thừa nhận đây là di sản cho người chết để lại chỗ kia thì di sản trên sẽ được chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Nếu xảy ra tranh chấp một trong các bên muốn phân chia tài sản chung thì có thể khởi kiện vụ án chia tài sản chung theo quy định của pháp luật. Việc phân chia này sẽ không cần đảm bảo về thời hiệu đã khởi kiện chia thừa kế đất đai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Pháp lệnh thừa kế năm 1990;
– Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.