Quan hệ vay nợ là quan hệ quen thuộc, diễn ra phổ biến trong thực tiễn xã hội. Khi hai bên thỏa thuận về việc vay nợ với nhau, quyền và nghĩa vụ của hai bên đã được hình thành (về mặt ý chí và pháp luật tùy trường hợp). Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ về trách nhiệm pháp lý (nghĩa vụ) của người cho vay tiền.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng vay nợ hiện nay:
– Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Vay nợ là khái niệm quen thuộc trong thực tiễn đời sống. Nó là cụm từ được người dân sử dụng thường xuyên. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, nó còn gắn chặt với đời sống của một số cá nhân.
– Vay nợ xảy ra khi một cá nhân thiếu tiền, thực hiện vay để tìm nguồn chi phí cho mình.
– Trong thực tiễn đời sống, vay nợ là điều mà đại bộ phận người dân Việt Nam không thể tránh khỏi. Bởi lẽ, có những trường hợp, con người ta rơi vào tình cảnh bất đắc dĩ, không thể tạo lập ra nguồn thu để phục vụ cho nhu cầu, dự định của bản thân ngay tức khắc, họ sẽ hướng đến việc vay tiền.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A, thường trú tại Quảng Ninh. Anh A là chủ của cơ sở sản xuất gỗ tại địa phương nơi anh sinh sống. Từ ngày hoạt động đến nay, lợi nhuận mà anh thu về tương đối lớn. Tuy nhiên, đến đầu năm 2022, công việc của anh A rơi vào khủng hoảng. Anh A phá sản. Để có tiền chi trả cho công nhân, anh Nguyễn Văn A đã thực hiện vay tiền của một người trong xã là anh Phạm Minh M. Anh M là người giàu có. Thấy anh A khó khăn, anh M đã cho anh A vay số tiền là 4 tỷ đồng. Khi vay, hai bên giao kết hợp đồng vay nợ với nhau. Theo đó, trong hợp đồng nêu rõ, sau 2 năm, anh A sẽ hoàn trả cho anh M cả tiền gốc lẫn tiền lãi. Lãi suất mà anh A vay là 1%. Như vậy, tại tình huống này, quan hệ vay tài sản (vay tiền) đã hình thành.
– Khi thực hiện vay tiền, đồng nghĩa với việc cá nhân vay phải có trách nhiệm với khoản vay của mình.
2. Quy định của pháp luật về quan hệ vay tiền giữa các bên:
– Tiền là vật trung gian trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đồng thời cũng là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Nó được xem là một loại hình tài sản của con người.
– Vay tiền được xem là quan hệ vay tài sản theo quy định của
– Hoạt động vay tiền diễn ra khi các bên tự nguyện, thỏa thuận về vấn đề vay với nhau. Theo đó, bên vay có nhu cầu cần vay tiền. Họ tìm đến người có khả năng về tài chính để tìm kiếm nguồn vay cho mình. Ngược lại, bên cho vay có khả năng tài chính, họ có mong muốn cho vay. Đồng thời, khoản lãi mà họ đưa ra bên kia đáp ứng được. Điều này giúp quan hệ vay tiền được xác lập.
– Khi các bên thực hiện hoạt động vay nợ với nhau (vay tiền), lập thành
– Khi giao kết hợp đồng vay tiền với nhau, đồng nghĩa với việc các bên phải có quyền và nghĩa vụ về khoản vay.
– Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Theo đó, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Cụ thể:
+ Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
+ Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
+ Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, pháp luật đã đưa ra những quy định khá rõ ràng và cụ thể trách nhiệm của bên vay với khoản vay. Bởi lẽ, khi cho vay tiền, bên cho vay bàn giao tiền của mình cho bên vay. Do đó, quy định của Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm trả nợ của bên vay giúp bảo đảm quyền và lợi ích tối đa nhất của người cho vay với tài sản của mình.
Khi thực hiện các khoản vay, các bên cần giao kết hợp đồng vay tài sản với nhau. Bản hợp đồng này là căn cứ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Giả sử, nếu xảy ra tranh chấp, hợp đồng cho vay sẽ là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào, đưa ra phương hướng giải quyết. Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dấn sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản không bắt buộc bằng văn bản, do đó, nếu hợp đồng vay tài sản, nhưng thực tế bên cho vay có thể chứng minh việc đã đưa tiền cho bên vay thông qua các hình thức như đưa tiền mặt có tin nhắn, cuộc gọi xác nhận từ phía người vay về số tiền vay đó, giao dịch chuyển khoản ngân hàng, … thì vẫn có cơ sở để có thể được công nhận hợp đồng vay về mặt pháp lý. Song để đảm bảo tối đa lợi ích đối với bên cho vay, tránh xảy ra tranh chấp rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia giao dịch thì khi cho vay nên lập hợp đồng vay tiền bằng văn bản.
3. Trách nhiệm pháp lý (nghĩa vụ) của người cho vay tiền:
– Khi thực hiện hoạt động vay tiền, nếu các bên thỏa thuận, làm hợp đồng vay tiền với nhau, thì quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên sẽ được xác lập. Ở phần mục trên, người viết đã phân tích về trách nhiệm, nghĩa vụ của bên vay với khoản vay của mình.
– Thực tế, khi nói đến vấn đề vay tài sản, người ta thường nhắc đến quyền của bên cho vay và nghĩa vụ của bên vay. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định chung nhất, mang tính công bằng tối ưu khi quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ của bên cho vay.
– Cụ thể, Điều 465
+ Bên cho vay giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
+ Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
+ Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật dân sự năm 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Vay tiền là một trong những hình thức của hoạt động cho vay tài sản. Nếu các bên giao kết hợp động với nhau, thì trách nhiệm và quyền lợi pháp lý được hình thành.
– Theo quy định tại điều luật trên, bên cho vay phải có nghĩa vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ tài sản vay cho bên vay. Đây được xem là nghĩa vụ quan trọng nhất. Bởi xét về thực tế, mục đích để cá nhân đi vay tiền là họ có nhu cầu sử dụng tiền. Giả sử, vay 10 triệu là họ có nhu cầu sử dụng 10 triệu. Nếu người cho vay có thủ đoạn gian dối, không cung cấp đủ số tiền cho bên vay, sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích vay của họ. Đưa đủ số tiền vay cho bên vay, là nhiệm vụ trọng yếu nhất mà bên cho vay phải thực hiện trong giao dịch.
– Trong hợp đồng vay tiền, các bên sẽ thỏa thuận với nhau về thời gian trả nợ. Thời gian trả nợ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với bên vay. Bởi trong khoảng thời gian này, bên vay sẽ tìm cách tạo ra nguồn thu nhập, thậm chí là “xoay tiền” để trả nợ cho bên vay. Vậy nên, nếu bên vay đòi nợ trước hạn, sẽ khiến bên vay rơi vào tình cảnh khó xử, nghĩa vụ trả nợ của họ không được đảm bảo thực hiện.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật Dân sự năm 2015