Trách nhiệm hình sự do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Thế nào là phòng vệ chính đáng.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang chơi ở quán nước với nhiều người, anh A người có men rượu tới quán chơi và bóp cổ tôi gây ngẹt thở, tôi với chụp một chai nước khoáng gần đó đập vào đầu anh A, làm cho đầu anh A bị trầy xước, rồi tôi bỏ về nhà, anh A chạy theo tới nhà hăm dọa sẽ giết tôi, tôi sợ nên không ra, sau đó anh A gọi báo công an đên làm việc và mình thì đến bệnh viện khâu lại vết thương. Trong trường hợp này bản thân tôi sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào. Nhờ luật sư tư vấn giúp cho. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 15 “Bộ luật hình sự 2015” quy định phòng vệ chính đáng như sau:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.”
Theo thông tin bạn cung cấp, anh A trong người có men rượu, tới bóp cổ bạn, bạn với chai nước khoáng đập vào đầu anh A có thể thấy hành vi chống trả của bạn là tương xứng với hành vi tấn công của A. Tuy nhiên bạn gây thương tích cho anh A, bạn chưa nói rõ vết trầy xước này như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến việc anh A tấn công bạn? Hoàn cảnh xảy ra sự việc như thế nào?
Như vậy, cần xác định rõ đây có phải là hành vi phòng vệ chính đáng hay không?
– Nếu là phòng vệ chính đáng thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Nếu là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 106 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:
Luật sư tư vấn trách nhiệm hình sự do vượt quá phòng vệ chính đáng:1900.6568
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”
Ngoài ra, bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định tại Điều 613 “Bộ luật dân sự 2015” về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
“1. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- 2 2. Tư vấn hành vi gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- 3 3. Cố ý gây thương tích khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- 4 4. Trách nhiệm khi gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Phòng vệ chính đáng được hiểu là sự chống trả tích cực của người phòng vệ được thể hiện ngăn chặn một cách cương quyết ở sự phản công nhất định nào đó đối với kẻ thực hiện hành vi xâm phạm các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
Nếu hành vi chống trả của người phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì đó là vượt quá phòng vệ chính đáng và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 106 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định cụ thể về trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
1. Căn cứ pháp lý
Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”
Điều 15. Phòng vệ chính đáng
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”
2. Dấu hiệu pháp lý
Xét về bản chất, đây là trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt TNHS của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hậu quả trong cấu thành tội phạm thể hiện ở hai dạng:
– Gây thương tích là những tổn thương gây ra trên cơ thể của người khác mà tổn thương này có thể xác định được thông qua thị giác.
– Gây tổn hại cho sức khỏe là những tổn thương gây ra trên cơ thể của người khác, để xác định các tổn thương này phải thông qua phương tiện khoa học kỹ thuật.
Dù hậu quả của tội phạm ở dạng nào thì cũng đều xác định trên cơ sở tỷ lệ thương tật – là tỷ lệ % mất sức lao động của nạn nhân do tội phạm gây ra, làm cơ sở xác định TNHS đối với người phạm tội.
So với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội này có hai điểm khác:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội do động cơ phòng vệ nhưng đã vượt quá giới hạn cho phép. Hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân làm cơ sở cho việc thực hiện phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, người phòng vệ có sự chống trả lại một cách quá mức cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công (sự chống trả này không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể). Thứ hai, hậu quả của tội phạm phải ở mức độ tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.
Để đánh giá được hành vi phòng vệ có quá mức cần thiết không, phù hợp không là tương đối phức tạp và cần phải xem xét toàn diện các sự kiện và pháp lý, các tình tiết của vụ án liên quan đến hành vi phạm tội, cũng như liên quan đến hành vi phòng vệ chính đáng. Ví dụ như tính chất nguy hiểm của hành vi xâm hại, những thiệt hại do hành vi xâm hại đã gây ra hoặc có thể gây ra; cũng như tính chất mức độ thiệt hại của hành vi phòng vệ gây ra; phải xem xét các dấu hiệu, hoàn cảnh của sự việc xảy ra; nhân thân và tâm lý của người phòng vệ.
3. Hình phạt
Tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật hình sự quy định khung cơ bản có mức là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm trong trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong 2 trường hợp: Một là tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, hai là dẫn đến chết người.
Hậu quả chết người là trường hợp phạm tội mà can phạm chỉ cố ý với hậu quả thương tích mà vô ý với hậu quả chết người (ở đây có 2 dạng hậu quả là thương tích và chết người với 2 hình thức lỗi khác nhau). Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/1989/ HĐTPTANDTC ngày 19/04/1989 tình tiết này phải thoả mãn 3 điều kiện sau:
– Phải có thương tích nặng là thương tích có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Ví dụ: Tổn thương động mạch, tĩnh mạch, não, cột sống, các bộ phận nội tạng trong cơ thể nạn nhân.
– Phải có hậu quả chết người xây ra trên thực tế.
– Giữa hậu quả thương tích nặng và hậu quả chết người phải có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trường hợp không phải là thương tích nặng nhưng vì nạn nhân là người quá già yếu (là người từ 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên mà thường xuyên đau ốm), người có bệnh nặng, việc gây thương tích làm cho nạn nhân bị chết sớm hơn quy luật tự nhiên, nếu không bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết.
Tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật hình sự quy định khung tăng nặng có mức phạt tù từ một năm đến ba năm. Tình tiết phạm tội đối với nhiều người đã được hướng dẫn trong Nghị Quyết 01/2006/HĐTPTATC ngày 12/05/2006 nhưng vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau.
2. Tư vấn hành vi gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tóm tắt câu hỏi:
Em và đám bạn đang ngồi ở quán hàng nhà bố vợ em nói chuyện. Thì một đám thanh niên sử dụng gậy gộc, đá xông vào đánh bọn em. Khi bọn em chạy vào trong quán nhưng vẫn bị truy đuổi nên bọn em đã tiện sử dụng sẵn dao trong quán để tự vệ. Nhóm đối tượng có ném đá vào người em và hàng hóa trong quán. Kết quả là chân em phải đi khâu 5 mũi, nhiều hàng hóa bị vỡ, hỏng… Trong quá trình xô xát, bên bọn em có ném dao trúng phải tay một người trong đám thanh niên đó làm người đó bị đứt 3 gân tay. Vậy các Luật sư và bạn đọc cho em xin hỏi:
1. Nếu trình báo công an thì bên đánh và bên em sẽ bị xử lý những gì?
2. Với việc đứt 3 gân tay như vậy ước tính thương tật có thể là bao nhiêu (câu hỏi này không liên quan lắm pháp lý nhưng em nghĩ những người có kinh nghiệm có thể ước chừng được).
3. Em và gia đình nên giải quyết vụ viện như thế nào?
Em xin cám ơn các Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 15 “Bộ luật hình sự 2015” là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Hành vi được xem là hành vi phòng vệ chính đáng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích của chính bản thân người bị hại.
– Người phòng vệ có sự chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công. Sự chống trả này phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn; có một nhón người có hành vi tấn công; bạn có hành vi chống trả và gây thương tích cho một trong những người thuộc nhóm tấn công; nếu hành vi của bạn đáp ứng các điều kiện trên thì sẽ được xem là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu không đáp ứng các căn cứ trên; hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết thì tùy vào tỷ lệ thương tật gây ra có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 106 “Bộ luật hình sự 2015”:
“Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, nếu bạn gây ra thiệt hại thì bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Do đó, bạn phải xác định được tỷ lệ thương tật của người bị hại là bao nhiêu %? Xác minh rõ việc bạn đánh lại có phải là phòng vệ chính đáng hay không? Nếu các bên tự thỏa thuận được về vấn đề bồi thường thì nên thỏa thuận với nhau.
Bên gây thiệt hại cho gia đình bạn cũng sẽ phải bồi thường thiệt hại và phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính…
3. Cố ý gây thương tích khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có 1 sự viêc xin trình bày như sau: Anh A chửi bới mẹ con tôi, dùng đá gạch ném vào nhà tôi và sau đó dùng hung khí là một miếng ván lao vào đánh mẹ con tôi. Và tôi lấy được miếng ván đó để phòng vệ lại sau khi công an điều tra và kết luận tôi là cố ý đánh người gây thương tích. Trong vụ việc xảy ra tôi có người làm chứng và công an cũng đã lấy lời khai của nhân chứng. Vậy sao vẫn kết luận tôi là cố ý đánh người gây thương tích và truy tố tôi về tội danh đó. Tôi cảm thấy không thỏa đáng. Giờ tôi phải làm gì mong công ty luật tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bài, anh A chửi bới mẹ con bạn, dùng đá gạch ném vào nhà bạn và sau đó dùng hung khí là một miếng ván lao vào đánh mẹ con bạn. Bạn lấy được miếng ván đó để phòng vệ lại sau khi công an điều tra và kết luận bạn là cố ý đánh người gây thương tích. Có thể trong trường hợp này bạn đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 106 Bô luật hình sự 1999.
Phòng vệ chính đáng được hiểu là việc một người dùng vũ lực để đáp trả một cách phù hợp những hành vi vũ lực của người khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho mình hoặc người khác. Trong tình huống của bạn, bạn và con bạn bị đánh trước khi bạn đánh trả lại được xác định là hành vi phòng vệ chính đáng.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc phòng vệ chính đáng là vi phạm phạm luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người.
Bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi có các hành vi sau:
+ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của bạn với thương tích của người khác, nghĩa là hành vi của bạn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc thương tích và tổn hại sức khỏe cho người đã có hành vi đánh mẹ con bạn.
+ Kết quả giám định tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe phải từ 31% trở lên và phải được xác định trên cơ sở theo kết quả giám định do cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp.
Như vậy, bạn có thể đối chiếu quy định trên để xác định có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Trong trường hợp cho rằng cơ quan điều tra đã có những hành vi không đúng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Cụ thể, bạn có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra đến Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn bảy ngày, Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cùng cấp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Đồng thời, bạn có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan điều tra đến Giám đốc cơ quan điều tra để được giải quyết. Nếu người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thì Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo của bạn theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm khi gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi: Tên nghiện gây sự đánh em trai tôi rồi vác kiếm tới cổng nhà uy hiếp, em trai tôi có vác gậy sắt đánh lại. Vậy cho hỏi em tôi có thể bị kiện không, có vi phạm không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 15 “
Như vậy, đối với hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm đồng thời sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhà nước cho phép công dân được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình cũng như của chủ thể khác nhưng phòng vệ chính đáng nó giới hạn của nó.
Các điều kiện để xem xét tính hợp pháp của phòng vệ chính đáng:
– Thứ nhất: phải có hành vi xâm hại đến những lợi ích thực tế được diễn ra. Hành vi đó phải đang diễn ra, có thật, không phải là những hành vi do người có hành vi chống trả tưởng tượng ra.
– Thứ hai: hành vi chống trả là hành vi hợp pháp: theo đó, hành vi chống trả phải đảm đảm chỉ gây ra thiệt hại cho người tấn công; và phù hợp với tính chất, mức độ của sự đe dọa thực tế của hành vi xâm hại, đó phải là hành vi cần thiết, đủ mức để ngăn chặn, đẩy lùi sự tấn công; khi xác định hành vi chống trả cần thiết hay không cần xem xét vào nhiều yếu tố như: tính chất, mức độ nguy hiểm của sự xâm hại, khả năng của người phòng vệ.
Hành vi chống trả không thực hiện quá sớm cũng không thực hiện sau khi đã có hành vi xâm hại.
Tuy nhiên, nếu vấn đề không cần thiết đã được thể hiện rõ ràng mà người phòng vệ vẫn thực hiện hành vi phòng vệ không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại và gây thương tích cho người khác thì bạn phải chịu trách nhiệm tương ứng.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của em trai bạn, có người dùng kiếm đến nhà để uy hiếp em bạn, em bạn có vác gậy sắt để đánh lại, do bạn không nói rõ cụ thể như thế nào nên trong trường hợp này, có thể xem xét các trường hợp sau:
– Thứ nhất: nếu hành vi của em trai bạn được coi là phòng vệ chính đáng, thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì em bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thứ hai: Nếu hành vi của em bạn do phòng vệ chính đáng mà gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người có hành vi tấn công mà vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì tùy thuộc vào tỷ lệ gây thương tích thì em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng như:
Căn cứ vào Điều 106 “Bộ luật hình sự 2015” cụ thể như:
“Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”.
Như vậy, do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì em của bạn sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Thứ ba: Trường hợp hành vi của em bạn không được coi là hành vi phòng vệ, mà trên thực tế có sự tấn công người uy hiếp thì hành vi gây thương tích sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Căn cứ theo Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân…”.
Để xem xét xem em bạn có vi phạm hay không, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cấu thành tội phạm như:
+ Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Và có hậu quả thể hiện ở tỷ lệ thươn tật ( tỷ lệ %) của nạn nhân.
+ Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
+ Khách thể của tội phạm: Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là các quan hệ xã hội xảy qua xung quanh quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.
+ Mặt chủ quan của tội phạm: Có lỗi, Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Vì vậy, phụ thuộc vào hành vi, hậu quả tỷ lệ thương tật, mặt khách thể, mặt chủ quan xảy ra xung quanh hành vi phạm tội của em bạn ra sao để xem xét truy cứu trách nhiệm.
Luật sư tư vấn về tội hành vi cố ý gây thương tích cho người khác :1900.6568
Bên cạnh đó, căn cứ vào
” 3.1. Tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự
“Dung hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Ví dụ: Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì dao nhọn là phương tiện nguy hiểm và đã được A sử dụng gây thương tích cho B thì thuộc trường hợp “dùng hung khí nguy hiểm”…“.
Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn phương tiện nguy hiểm như sau: phương tiện nguy hiểm có thể được xác định là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện phạm tội hoặc vật có sẵn được sử dụng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe cho người bị tấn công, ví dụng như: búa đinh, dao,.thanh sắt, gậy côn gỗ hay những vật có sẵn trong tự nhiên như: gạch, đá, gậy, chắc, thanh sắt,…
Theo đó, em bạn sử dụng gậy sắt là công cụ, dụng cụ được chế tạo mà khi sử dụng để tấn công người khác gây ra nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công sẽ được coi là hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm khi thực hiện tội phạm. Với hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm khi thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì chắc chắn em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của người bị hại là như thế nào mà em bạn sẽ bị xử phạt với khung hình phạt tương ứng.