Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Giám đốc Công an tỉnh, thành phố là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn?

Bạn cần biết

Giám đốc Công an tỉnh, thành phố là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    26/01/2023
    Bạn cần biết
    0

    Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ cuộc sống của người dân; bảo đảm sự phát triển của xã hội. Vậy giám đốc công an tỉnh, thành phố là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng này ra sao?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Khái niệm giám đốc công an tỉnh, thành phố:
    • 2 2. Vai trò của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố:
    • 3 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố:

    1. Khái niệm giám đốc công an tỉnh, thành phố:

    – Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng Cảnh sát của Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 

    – Công an là lực lượng vũ trang nhân nhân, chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh Tổ quốc. Vậy nên, ở mỗi địa phương luôn có sự hiện diện hoạt động của lực lượng công an. Điển hình là công an tỉnh, thành phố.

    – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan đứng đầu trong hệ thống cơ quan công an tại địa phương

    – Giám đốc công an tỉnh, thành phố là người đứng đầu công an tỉnh, thành phố.

    2. Vai trò của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố:

    – Giám đốc công an tỉnh là người đứng đầu công an tỉnh, thành phố. Do đó, cá nhân này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, điều hành lực lực công an tại địa phương.

    – Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Đây là lực lượng vũ trang trọng yếu, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch Nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Chức năng và nhiệm vụ chính của công an là duy trì hòa bình, bảo vệ trật tự an ninh, nền hòa bình cho tổ quốc Việt Nam.

    – Công an nhân dân có các chức năng sau đây:

    + Tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; 

    + Công an nhân dân thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; 

    + Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, tham gia đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 

    – Giám đốc công an tỉnh, thành phố được xem như thuyền trưởng, chỉ huy, chỉ đạo lực lượng công an 

    tỉnh, thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

    – Về cơ bản, ở mỗi địa phương sẽ có hệ thống lực lượng công an riêng biệt. Công an nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình trong việc bảo đảm an ninh chính trị; bảo vệ hòa bình và cuộc sống bình yên cho nhân dân. Do đó, giám đốc công an tỉnh, thành phố thực hiện lãnh đạo, giúp hệ thống công an của tỉnh, thành phố hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước giao phó.

    Như vậy, có thể khẳng định, cùng với lực lượng công an nhân dân, giám đốc công an tỉnh, thành phố có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Thông qua hoạt động thực tiễn nghề nghiệp nghiêm túc, giám đốc công an cùng lực lượng tại địa phương mình quản lý sẽ thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra. Từ đó, phát huy vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách tối ưu nhất.

    3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố:

    – Giám đốc công an tỉnh, thành phố là người đứng đầu lực lượng công an tỉnh, thành phố.

    – Một trong những nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là kỷ luật. Tính kỷ luật thể hiện ở chỗ cả hệ thống công an (bao gồm công an tại các địa phương riêng lẻ) đều phải tuân theo các chế định hoạt động của ngành. Tức lực lượng cấp dưới sẽ nằm trong sự giám sát, chỉ đạo của lực lượng cấp trên. Tính kỷ luật này tạo nên sức mạnh của toàn hệ thống, giúp lực lượng công an nhân dân nói riêng và lực lượng vũ trang nhân dân nói chung đạt được hiệu quả tối ưu trong sứ mệnh bảo vệ nước nhà, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân.

    – Giám đốc công an tỉnh, thành phố là một chức danh cao quý. Các cá nhân chỉ đạt được chức danh đáng tự hào này khi đã trải qua quá trình học tập, rèn luyện gian khổ. Thực tế, giám đốc công an tỉnh, thành phố đều là các cá nhân hoạt động trong lực lượng công an nhân dân; họ là chiến sỹ công an. Do đó, cũng giống như các chiến sỹ công an nhân dân khác, giám đốc công an tỉnh, thành phố có các chức năng sau đây:

    + Tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; 

    + Công an nhân dân thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; 

    + Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, tham gia đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 

    – Công an cấp tỉnh là cơ quan thuộc lực lượng vũ trang, vừa là cơ quan hành pháp (quản lý nhà nước), vừa là cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, có lĩnh vực quản lý rộng; nhiệm vụ liên quan đến hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội, đối tượng quản lý phức tạp, nhiều vấn đề nhạy cảm, liên quan đến quyền tự do, dân chủ, lợi ích của công dân. Do đó, giám đốc công an tỉnh, thành phố phải đảm bảo được những nhiệm vụ nhất định như sau:

    + Giám đốc công an tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tham mưu với Bộ trưởng, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là chức năng chung của công an nhân dân. Do đó,  nó cũng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giám đốc công an nhân dân tỉnh, thành phố.

    + Giám đốc công an tỉnh, thành phú thực hiện chủ trì và thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Giám đốc công an tỉnh, thành phố là người có quyền hạn. Cá nhân này sẽ trực tiếp quản lý Nhà nước, điều chỉnh hoạt động bảo vệ an an ninh quốc gia, trật tự công cộng của công an tỉnh, thành phố. 

    + Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.

    Như đã phân tích ở trên, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và lực lượng công an nhân dân nói riêng luôn cần có sự chỉ đạo, điều hành hoạt động của cá nhân có thẩm quyền. Xuất phát từ nguyên tắc hoạt động là phải tuân thủ theo kỷ cương, kỷ luật. Vậy nên, chỉ khi có sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên, công an nhân dân cấp tỉnh, thành phố mới thực hiện các hoạt động thực tiễn xoay quanh nhiệm vụ của mình. Vậy nên, có thể khẳng định, nhiệm vụ chung nhất, lớn nhất của Giám đốc công an tỉnh, thành phố là quản lý hoạt động của lực lượng công an cấp tỉnh, thành phố. Đảm bảo lực lượng này hoàn thành tốt chức năng của mình.

    – Quyền hạn của giám đốc công an tỉnh, thành phố thực hiện quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ của hệ thống lực lượng công an nhân dân cấp tỉnh, thành phố. Đồng thời, nếu cán bộ, chiến sỹ công an nào vi phạm, giám đốc công an có thể sử dụng thẩm quyền của mình để đưa ra biện pháp xử lý đúng đắn, phù hợp.

    Giám đốc công an tỉnh là chức vụ cơ bản, quan trọng trong hệ thống chức vụ sĩ quan Công an nhân dân, là cấp dưới liền kề, có thể quy hoạch, bổ nhiệm chức danh Thứ trưởng. Đây là bộ phận trong hệ thống lực lượng công an nhân dân chính quy, tinh gọn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Giám đốc đốc công an tỉnh, thành phố giúp hệ thống công an nhân dân ở từng địa phương hoạt động một cách ổn định, khách quan, đạt được kết quả tối ưu trong công tác thực hiện nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước đề ra. 

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Công an nhân dân


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Quy định tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân?

    Hiện nay, để tránh các trường hợp lạm quyền, nhũng nhiễu, nếu người làm công tác trong công an nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơ quan, cá nhân thì công dân, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân có quyền tố cáo và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo. Vậy quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân như thế nào?

    Trưởng Công an huyện là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?

    Trưởng công an huyện là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn trưởng Công an huyện? Chức năng của trưởng công an huyện? Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, hỗ trợ với trưởng công an huyện?

    Tước danh hiệu công an nhân dân là gì? Các trường hợp tước?

    Tước danh hiệu công an nhân dân là gì? Các trường hợp tước danh hiệu Công an nhân dân. Trình tự, thủ tục tước danh hiệu Công an nhân dân. Quy định về thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật.

    Quy định về giám sát hoạt động của Công an nhân dân

    Tìm hiểu về quyền giám sát? Quyền giám sát công an nhân dân của người dân? Quy định về giám sát hoạt động của Công an nhân dân?

    11 điều cán bộ chiến sĩ Công an không được phép làm mới nhất

    11 điều cán bộ chiến sỹ Công an không được làm? Công an nhân dân tiếng Anh là gì? Những việc Công an nhân dân không được làm? 10 điều kỷ luật, 5 lời thề danh dự của công an nhân dân?

    Công an có làm việc thứ 7 không? Lịch làm việc của công an?

    Tìm hiểu về công an nhân dân? Tìm hiểu về giờ hành chính? Giờ làm việc hành chính của công an?

    Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân

    Quy định về vị trí của Công an nhân dân? Quy định về chức năng của Công an nhân dân? Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân?

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân

    Quy định về vị trí của công an nhân dân? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân? Quy định về việc xây dựng Công an nhân dân?

    Cấp bậc hàm cao nhất đối với sĩ quan Công an nhân dân

    Vị trí và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân? Cấp bậc hàm cao nhất đối với sĩ quan Công an nhân dân? Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân? Các trường hợp được thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ