Khái niệm tính chất đền bù trong hợp đồng dân sự? Các nhóm hợp đồng dân sự theo tính chất đền bù?
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự được xác lập lên dựa vào nhiều đặc điểm, tính chất nhất định. Một trong số đó là tính chất đền bù. Vậy tính chất đền bù hợp đồng dân sự theo Luật dân sự được thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích, làm rõ cho bạn đọc về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tính chất đền bù của hợp đồng dân sự là gì?
Tính chất đền bù lợi ích được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự. Tính chất đền bù đó được thể hiện một cách rõ nét nhất trong chế định hợp đồng dân sự. Hợp đồng mang tính đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất ngược lại từ phía bên kia. Việc phân tích tính chất đền bù giúp xác định bản chất pháp lý của từng hợp đồng, từ đó áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh một cách chuẩn xác.
Có thể hiểu tính chất đền bù của hợp đồng dân sự là sự tác động, trao đổi qua lại giữa các bên trong hợp đồng, mà ở đó, các bên phải thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình nhằm mang đến lợi ích cho bên còn lại. Hay nói cách khác, tính chất đền bền của hợp đồng là sự sao đổi, các bên tham gia đều có quyền lợi và nghĩa vụ.
Không phải hợp đồng dân dân sự nào cũng có tính chất đền bù. Tính chất đền bù của hợp đồng có hay không còn phụ thuộc vào thuộc tính đặc thù của loại hợp đồng đó. Chia theo tính chất đền bù của hợp đồng, có các nhóm hợp đồng sau: Nhóm các hợp đồng luôn không đền bù; Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù; Nhóm các hợp đồng luôn đền bù.
2. Nhóm các quan hệ hợp đồng luôn không đền bù:
– Quan hệ hợp đồng luôn không đền bù là quan hệ hợp đồng mà ở đó không có sự trao đổi nghĩa vụ, hoàn trả lợi ích giữa các bên tham gia. Hợp đồng luôn không đền bù thường là bản hợp đồng được lập nên dựa trên ý chí tự nguyện hoàn toàn của một bên. Bên còn lại chỉ có trách nhiệm tham gia hợp động, trở thành chủ thể nhận lợi ích trên cơ sở ý chí, mong muốn của đối phương.
– Hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mượn tài sản là hai hình thức tiêu biểu cho nhóm quan hệ hợp đồng luôn không đền bù.
+ Điều 457
Ví dụ: Anh Đinh Văn L sinh năm 1987 kết hôn với vợ là chị Hoàng Thị K sinh năm 1989. Sau khoảng thời gian hơn 10 năm chung sống, do bất đồng quan điểm nên anh chị đã tiến tới ly hôn vào tháng 5 năm 2021. Khi ly hôn, hai anh chị thỏa thuận để lại tài sản là nhà và đất cho con gái là cháu Đinh Minh D, 13 tuổi dưới hình thức tặng cho. Hai người đã ra văn phòng công chứng để làm thủ tục tặng cho. Khi làm bản hợp đồng này, anh L và chị K tặng tài sản là nhà và đất cho cháu D, còn D chỉ cần nhận mà không cần đáp lại bằng giá trị vật chất tương ứng nào.
+ Hợp đồng tặng cho có điều kiện được xem là nhóm hợp động luôn không đền bù có tính chất đặc biệt. Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Có thể thấy, điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện phải là những công việc không mang lại lợi ích ( cả vật chất lẫn tinh thần) cho bên tặng cho.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A tặng cho nhà cho con trai là anh Nguyễn Văn C. Trong hợp đồng ghi rõ, bà A tặng nhà cho anh C với điều kiện tại thời điểm bà A còn sống, anh không được bán căn nhà đó đi.
Nếu hợp đồng đưa ra những điều kiện tặng cho mang lại lợi ích cho các bên tặng cho thì hợp đồng sẽ không được coi là hợp đồng tặng cho nữa.
Ví dụ: A tặng cho B căn nhà với điều kiện B phải chịu trách nhiệm chăm sóc A (Hợp đồng này sẽ không được xem là hợp đồng tặng tặng cho có điều kiện, bởi điều kiện đưa ra phục vụ lợi ích của bên tặng cho).
+ Hợp đồng mượn tài sản: là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn. Tính chất không đền bù của hợp đồng mượn tài sản thể hiện hiện ở chổ không phải trả tiền cho việc sử dụng tài sản đó.
Ví dụ: A làm hợp đồng mượn nhà của B. Trong bản hợp đồng thể hiện rõ thời gian mượn, nghĩa vụ của bên A trong việc đảm bảo giữ gìn nguyên trạng căn nhà suốt thời gian mượn.
3. Nhóm các hợp đồng có thể có đền bù hoặc không đền bù:
Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù được thể hiện cụ thể qua các loại hợp đồng sau đây:
– Hợp đồng vay tài sản:
+ Theo quy định của pháp luật, “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Tính chất đền bù trong hợp đồng vay thể hiện ở việc trả lãi. Theo tinh thần Điều 463
+ “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Tính chất đền bù trong hợp đồng ủy quyền được thể hiện rõ ở việc trả thù lao. Sau khi thực hiện công việc được bên ủy quyền giao phó, bên ủy quyền có nghĩa vụ trả công cho bên được ủy quyền. Bên được ủy quyền được hưởng lợi ích ngược lại dưới hình thức tiền thù lao.
– Hợp đồng gửi giữ tài sản:
+ Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”. Tính chất đền bù của hợp đồng gửi giữ tài sản được thể hiện thông qua tiền công cho bên giữ tài sản.
4. Nhóm hợp đồng luôn có tính chất đền bù:
Hợp đồng luôn có tính chất đền bù được hiểu là hợp đồng luôn có sự trao đổi quyền và lợi ích giữa các bên tham gia. Trong hợp đồng này, tất cả các bên tham gia đều được hưởng lợi ích từ giao dịch dân sự. Nhóm hợp đồng luôn có tính chất đền bù gồm các loại hợp đồng cơ bản sau:
– Hợp đồng mua bán tài sản:
Đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản là sự trao đổi vật chất. Sau khi bàn giao tài sản mua bán thì bên bán sẽ nhận được những lợi ích ngược lại dưới dạng tiền mua mà bên mua phải thanh toán. Đây được xem là biểu hiện rõ ràng nhất của tính đền bù. Đồng thời, hợp đồng mua bán tài sản chỉ có hiệu lực khi các bên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên còn lại theo quy định của pháp luật.
– Hợp đồng thuê tài sản:
Tính chất đền bù của hợp đồng thuê tài sản thể hiện ở việc trả tiền thuê. Nếu hợp đồng thuê mà trong đó các bên thỏa thuận rằng không phải trả tiền thuê thì hợp đồng đó sẽ được coi là hợp đồng mượn tài sản, chứ không phải hợp đồng thuê tài sản.
Như vậy, tính chất đền bù trong hợp đồng dân sự được quy định và thể hiện khá rõ trong Bộ luật dân sự 2015. Tùy vào đặc thù riêng biệt của từng loại hợp đồng mà tính chất đền bù cũng được thể hiện khác nhau.