Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định mới? Điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Mục lục
- 1 1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- 2 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- 3 3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- 4 4. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- 5 5. Khi nào phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư tôi có một vài điều muốn nhờ luật sư giải đáp. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015, yếu tố lỗi không phải là yêu tố bắt buộc đồng thời mở rộng phạm vi gây thiệt hại có thể là do tài sản gây ra. Luật sư nhận định như thế nào về vấn đề này?
Cũng theo căn cứ phát sinh đó tôi có một tình huống cụ thể như sau: B tới nhà A ăn trộm. A có đề biển ở ngoài cổng là nhà có vẹt dữ. B tuy nhìn thấy nhưng nghĩ rằng vẹt dữ đến đâu thì anh ta cũng có thể khắc phục được vì vậy B quyết định ăn trộm. B vừa đặt chân xuống đất thì vẹt kêu: con ki đâu tấn công. B bị gãy tay và mất rất nhiều máu. Tình huống này chủ nhà không phải bồi thường, vậy trong tình huống trên đã vi phạm điều kiện nào của căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng ạ? Mong nhận được sự hồi đáp sớm từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác
…”
“Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Đặc điểm và các nguyên tắc bồi thường ngoài hợp đồng?
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 quy định yếu tố lỗi không phải là yếu tố bắt buộc để làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong khi đó, “Bộ luật dân sự 2015” quy định người gây thiệt hại phải có lỗi cố ý hoặc vô ý thì mới phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật có quy định, thì dù không có yếu tố lỗi, người gây thiệt hải vẫn phải bồi thường.
Như vậy, về cơ bản, Bộ luật dân sự 2015 mở rộng thêm các trường hợp phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi không có lỗi so với “Bộ luật dân sự 2015”. Quy định này nhằm mục đích bù đắp phần nào tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại (không xét đến lỗi của người bị thiệt hại trong trường hợp này) vì trong nhiều trường hợp, dù người gây thiệt hại không có lỗi nhưng thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Tình huống mà bạn đưa ra đã vi phạm nguyên tắc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người gây thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi
Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 584.
…
Xem thêm: Chủ thể bồi thường và chủ thể nhận bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Luật sư
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, chỉ khi lỗi hoàn toàn thuộc về B, A mới được miễn trách nhiệm trong trường hợp này. Tuy nhiên, dựa trên những tình tiết mà bạn cung cấp, chúng ta thấy rằng lỗi không hoàn toàn nằm ở B. Trong trường hợp B bị con vẹt tấn công gây thiệt hại thì sẽ rơi vào trường hợp lỗi vô ý do quá tự tin: B lường trước được hậu quả nhưng cho rằng mình có thể khắc phục được.
Còn trường hợp như bạn nêu, con chó tấn công khiến B bị thương không phải do lỗi của B. Bởi vì B không lường trước được và cũng không thể lường trước được tình huống này (A chỉ cảnh báo nhà có vẹt dữ, không cảnh báo nhà có chó dữ). Do đó, lỗi không hoàn toàn do B nên A không được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:
Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Xem thêm: Liên đới chịu trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
“a) Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.
b) Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
c) Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại “bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân”.
Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó. Bởi vậy, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư…
Có lỗi của người gây thiệt hại:
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý.
Xem thêm: Xác định lỗi để bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do va chạm giao thông
– Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
– Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường.
Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự dưới dạng: “Người nào… xâm phạm… mà gây thiệt hại… thì phải bồi thường”. Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi đó.
Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang là giám đốc của một công ty kinh doanh về lĩnh vực vận tải, anh A là nhân viên công ty tôi và sử dụng ô tô của công ty mình để lái xe chở khách. Trong quá trình làm việc, anh A đã gây ra tai nạn và để thiệt hại rất lớn. Vậy trách nhiệm bồi thường ở trường hợp này được giải quyết như thế nào?
Xem thêm: Hỏi về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Luật sư tư vấn:
Theo đó chúng tôi đưa ra một số ý kiến như sau:
Trường hợp bồi thường của bạn là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể là trường hợp bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
Người lái xe đó đã kí
Theo quy định tại khoản 1 Điều 130 BLLĐ năm 2012 thì “Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này”.
Khi bạn yêu cầu nhân viên đó bồi thường thì bạn cần quan tâm tới “việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động”– trích khoản 1 Điều 131 BLLĐ năm 2012. Để yêu cầu nhân viên bồi thường thiệt hại thì từ những thông tin, chứng cứ thu thập được, bạn cần chứng minh được lỗi của nhân viên đó, phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; và bạn phải lập thành biên bản đối với sự việc này .
3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo quy định tại điều 604 “Bộ luật dân sự 2015” đã quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau:
“ 1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.
b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.”
4. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tóm tắt câu hỏi:
Xem thêm: Một số trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Cách đây 4 năm tôi có đi chơi và mượn xe của anh bạn. Tôi đi xe lên nhà con bé đó và để chìa khóa trên xe. Nó lấy xe đi tông người ta. Trong trường hợp đó, tôi có liên quan và phải bồi thường không? Mong luật sư cho tôi ý kiến?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
“Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
Xem thêm: Hỏi về trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.
Căn cứ vào quy định này thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Tại Phần III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hướng dẫn chi tiết Điều 623 “
Theo quy định tại điểm 13 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
– Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
– Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
+ Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
+ Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, căn cứ vào quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì đối với trường hợp của bạn sẽ được giải quyết như sau:
Người em gái chiếm hữu, sử dụng chiếc xe trái pháp luật phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu như bạn không có lỗi trong việc để chiếc xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng chiếc xe theo đúng các quy định của pháp luật).
Nếu bạn được giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng chiếc xe theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người em gái chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do chiếc xe gây ra.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn là người sử dụng hợp pháp được bạn của bạn cho mượn hợp pháp thì bạn phải có trách nhiệm trông giữ chiếc xe. Nhưng bạn đã không trông giữ chiếc xe mà để cho em gái sử dụng chiếc xe thì bạn phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do chiếc xe gây ra. Nếu như người bạn của bạn cho bạn mượn chiếc xe không hợp pháp và cùng với việc bạn không trông giữ chiếc xe cẩn thận để người em gái điều khiển chiếc xe thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ là cả ba người: Bạn của bạn, bạn và người em gái.
5. Khi nào phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh tôi tên Tuấn, 00h30 ngày 10/4 công an gọi về gia đình báo anh bị
Cả 2 đều có uống rượu say. Trong thời gian điều trị ở bệnh viện người nhà bên tôi có qua thăm hỏi và đưa 2 triệu cho bên kia thuốc than, tôi thấy trên người của Thái không có vết trầy xước hay bầm nào cả. Tuấn tỉnh lại tôi hỏi thì anh bảo anh chỉ nhớ là biết mình say quá nên tấp vào lề, rồi nghe 1 tiếng gầm, rồi không nhớ. Người tên Thái thì nói Thái đi bộ về nhà, xỉn quá nên không nhớ gì hết. Lúc xảy ra tai nạn không ai biết và thấy cả.
Đến khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ sau mới có người phát hiện và gọi công an. Giả thiết Tuấn đụng Thái, thì ít nhất trên người Thái phải có vết thương hoặc bầm (Thái không có vết bầm hay trầy xước nào trên người, có tụ máu bầm trong não ở phía sau ót), Thái say rượu đi dưới lòng đường trong đêm khuya. Hỏi luật sư, Tuấn có bồi thường hay chịu trách nhiệm gì không ạ??
Luật sư tư vấn:
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến trường hợp của bạn như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Theo đó, người gây thiệt hại chỉ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, bạn có cung cấp thông tin “Tuấn tỉnh lại tôi hỏi thì anh bảo anh chỉ nhớ là biết mình say quá nên tấp vào lề, rồi nghe 1 tiếng gầm, rồi không nhớ”, như vậy có thể hiểu là Tuấn đã có nồng độ trong người nhưng vẫn điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông thông. Hành vi này của Tuấn là sai quy định của pháp luật về An toàn giao thông đường bộ, và lỗi của Tuấn đã được xác định là có trong trường hợp này. Tuy nhiên cần phải kiểm tra xem Thái có lỗi hay không để áp dụng nguyên tắc bồi thường theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.
“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra…”
Và mức bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
– Chị phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: được chứng minh bằng các chứng từ, hóa đơn tiền khám chữa bệnh tại bệnh viện, tiền thuốc theo đơn của bác sỹ…
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại và người chăm sóc: được chứng minh bằng hợp đồng lao động, bảng lương…
– Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần: do hai bên thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định nhưng không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.