Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng. Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, việc bồi thường thiệt hại phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau đây:
+ Do không có lỗi hoặc có lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu
Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời:
- 2 2. Người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình:
- 3 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường:
- 4 4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra:
- 5 5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời:
Thiệt hại thực tế là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải chịu do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nguyên tắc này đã đảm bảo được tự tôn trọng sự tự thỏa thuận của các đương sự. Pháp luật không bắt buộc các bên phải thực hiện bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo một mức nhất định nào đó khi mà các đương sự đã có thể thỏa thuận được với nhau. Chúng ta cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì phải áp dụng các nguyên tắc và các quy định cụ thể của pháp luật theo từng trường hợp để giải quyết.
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS năm 2015 quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.
Nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường kịp thời có ý nghĩa nhằm khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của cá nhân bị xâm hại. Việc quyết định bồi thường nạn kịp thời có ý nghĩa lớn đối với nhân trong việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại bởi các chi phí cho việc cứu chữa bệnh nhân trong điều kiện này nhiều khi vượt quá khả năng của nạn nhân. Để thực hiện được nguyên tắc này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như
2. Người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình:
Để đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của tòa án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Khoản 2 Điều 585
– Do không có lỗi hoặc có lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
Quy định này không quy định về việc giảm mức bồi thường cụ thể là bao nhiêu. Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ). Chính vì vậy khi giải quyết vụ án, Tòa án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường. Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại là cơ sở để giảm mức bồi thường. Cần phân biệt giảm mức bồi thường với việc tạm hoãn thi hành án. Trong thi hành án, người không có khả năng kinh tế trước mắt có thể được tạm hoãn thi hành án.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường:
Mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng có thể do các bên thỏa thuận hoặc tòa án quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường đã thỏa thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường “không còn phù hợp với thực tế. Mức BTTH không còn phù hợp với thực tế là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả và mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức BTTH không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại như người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh… Người yêu cầu có thể là bên bị thiệt hại và cũng có thể là bên gây thiệt hại. Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường như người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh,.. Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do tòa án xác định theo yêu cầu của các bên.
Ví dụ: Tại thời điểm năm 2017, do bên gây thiệt hại có lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình nên bên gây ra thiệt hại được giảm mức bồi thường. Tuy nhiên đến năm 2018 khả năng kinh tế của bên gây thiệt hại đã cải thiện rất nhiều, hoàn toàn có thể chi trả nốt phần trách nhiệm của mình. Như vậy, bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường cho phù hợp khi có căn cứ.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra:
Với lý lẽ công bằng, gây thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó, nhưng trong nhiều trường hợp bên bị thiệt hại lại là bên có phần lỗi dẫn đến thiệt hại
Nguyên tắc này có thể chia làm hai trường hợp như sau:
– Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại
Người bị thiệt hại sẽ không nhận được bồi thường, tức là người gây ra thiệt hại không phải bồi thường vì người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn. Ví dụ: Một người cố ý lao vào ô tô để tự tử một cách bất ngờ,…
– Thiệt hại xảy ra một phần do lỗi của người bị thiệt hại
Trong trường hợp này người bị thiệt hại vẫn được bồi thường phần thiệt hại không phải do lỗi của mình. Nghĩa là, họ vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong trường hợp này, tòa án cần xác định rõ mức độ lỗi của mỗi bên để ấn định trách nhiệm bồi thường cho tương xứng. Vì người bị thiệt hại cũng có lỗi, và chính yếu tố lỗi của họ là “chất xúc tác”, là nguyên nhân, dẫn đến phản ứng tiêu cực của bên gây ra thiệt hại và hậu quả thực tế xảy ra, nhưng họ lại là người bị thiệt hại, do vậy, họ phải tự “bồi thường” cho mình tương ứng với mức độ lỗi đó. Tuy nhiên, việc xác định mức độ lỗi của người gây thiệt hại trong thực tiễn giải quyết án không phải dễ, nhất là việc phân chia tỷ lệ % thiệt hại xảy ra trong những trường hợp “hỗn hợp lỗi”, như: phạm tội thuộc trường hợp tinh thần bị kích động do hành vi trái pháp luật của người bị thiệt hại hoặc người khác gây ra hoặc thiệt hại xảy ra thuộc trường hợp người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc chỉ đơn thuần là người bị hại có lỗi ví dụ như trong các vụ án bồi thường thiệt hại về tai nạn giao thông…
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình:
Trường hợp ví dụ như khi sử dụng dịch vụ xe khách, khi đến đoạn đường sóc, tài xế đã yêu cầu toàn bộ hành khách thắt dây an toàn để ngăn chặn trường hợp bị va đập, trong khi đó có một hành khách cố tình không thắt dây an toàn và khi đến đoạn đường xóc thì bị va đập dẫn đến bị thương chảy máu đầu. Trường hợp này người hành khách đã không tuân thủ và không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra mặc dù đã được tài xế nhắc nhở. Như vậy người hành khách này sẽ không được bồi thường thiệt hại.