Công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự khi ra quân sẽ được hưởng những trợ cấp để hỗ trợ cho thời gian đầu xuất ngũ. Vậy tiền trợ cấp xuất ngũ khi ra quân là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự trong bao lâu thì được xuất ngũ?
Tham gia nghĩa vụ quân sự không chỉ là quyền của công dân mà còn là nghĩa vụ mà công dân khi đủ các điều kiện phải thực hiện để góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân. Hiện nay, theo quy định tại Điều 21 Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH 2019 Luật Nghĩa vụ quân sự về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:
– Theo quy định thì hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ trải qua khoảng thời gia phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng thì hoàn tất nghĩa vụ này;
– Để điều chỉnh về khoảng thời gian này thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được trao thẩm quyền thay đổi hoặc kéo dài thời hạn, thông qua quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
+ Nếu thấy thật sự cần thiết trong việc bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
+ Bên cạnh đó, nếu quốc gia đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn thì cũng có thể kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.
– Liên quan đến thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ nếu diễn ra trong ttình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
2. Tiền trợ cấp xuất ngũ khi ra quân là bao nhiêu tiền?
Tiền trợ cấp xuất ngũ là một trong những quyền lợi quan trọng cần được nhắc đến khi công dân đã hoành thành được nghĩa vụ quân sự của mình. Mức trợ cấp này được áp dụng với tất cả công dân đã đủ điều kiện, hiện căn cứ theo Điều 7
– Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần sẽ được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Xét đến tường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Nếu dưới 01 tháng thì sẽ không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; còn trong trường hợp từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở;
– Đối với Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ có thời hạn thực hiện nghĩa vụ đủ 30 tháng, thì khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;
– Trong trường hợp Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ;
– Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Với quy định nêu trên thì công dân đã hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình thì khi đến thời điểm xuất ngũ 2024 sẽ được hưởng các khoản tiền như sau:
– Được hưởng khoản trợ cấp xuất ngũ một lần:
Công dân đi nghĩa vụ quân sự 2 năm khi xuất ngũ được hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Với mức lương cơ sở đang áp dụng trên thực tế thì sau 02 năm đi nghĩa vụ quân sự thì công dân sẽ được nhận trợ cấp xuất ngũ một lần là 7.200.000 đồng.
– Đồng thời còn được hưởng trợ cấp tạo việc làm:
Như đã biết, sau khi hoàn thành 02 năm nghĩa vụ, công dân được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở cụ thể là 10.800.000 đồng.
– Tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú cũng sẽ được ngân sách hỗ trợ;
– Được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người.
3. Khi xuất ngũ thì công dân có được hưởng chính sách hỗ trợ tạo việc làm không?
Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ và được xuất ngũ thì ngoài việc được hưởng các trợ cấp đã được nêu trên còn được hưởng chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm. Cụ thể được quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP:
– Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì có thể thực hiện các thủ tục để bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại
– Đối với trường hợp Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm;
– Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; để bảo đảm quyền lợi của công dân đã xuất ngũ thì trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành;
– Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó;
– Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 và Khoản 1 Điều 48 Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH 2019 Luật Nghĩa vụ quân sự, khi về địa phương được nhận ưu tiên tại địa phương. Chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH 2019 Luật Nghĩa vụ quân sự;
–